Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
(THPL) - Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đã xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển đột phá KHCN, đổi mới sáng tạo là một động lực tăng trưởng
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Bộ Nội vụ: Đã xác định được số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
Thủ tướng quyết định lập Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc
» Thủ tướng đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết
» 7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ năm 2025
» Chính phủ đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Trong báo cáo Đề án gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên (cao hơn mục tiêu Trung ương, Quốc hội đã quyết nghị là 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%) góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
“Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh”, báo cáo nêu.
Tại báo cáo cũng xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, về xuất khẩu, Chính phủ nêu rõ: Chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, ngoại giao; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc và các nước đối tác lớn của Việt Nam.
Khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết, đặc biệt là EVFTA, RCEP, CPTPP và thúc đẩy đàm phán, ký kết các khuôn khổ hợp tác mới, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng.

Tăng trưởng GDP trên 8% rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm rất lớn. Ảnh minh họa
Đảm bảo tiến độ đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0, đàm phán FTA ASEAN-Canada (ACAFTA), FTA Việt Nam-Khối EFTA và khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt trong nước để Hiệp định có hiệu lực.
Triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại theo định hướng về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của kinh tế thế giới, tận dụng các cơ hội thị trường quốc tế, trong nước.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu; thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần thúc đẩy liên kết nhiều bên doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu thông qua liên kết doanh nghiệp. Phấn đấu năm 2025, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt khoảng 55%.
Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dịch vụ, nhất là tài chính - ngân hàng, hướng tới cân bằng nhập siêu dịch vụ; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, vận tải, nhất là việc mở rộng vận tải hàng không, vận tải biển. Tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ, ký kết các hiệp định kinh tế số với các nước trong khu vực.
Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Thúc đẩy mở rộng mạng lưới các tuyến vận tải biển chuyên tuyến, triển khai có hiệu quả các Hiệp định vận tải hàng hóa và hành khách qua biên giới.
Trước đó, nhận định một số động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025, TS Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích cụ thể về cả ba khu vực kinh tế vẫn đang tăng trưởng ổn định, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng tốt hơn. Mức sống dân cư có sự chuyển biến và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến vẫn tiếp tục tăng để giúp thúc đẩy thị trường trong nước. Tình hình xuất khẩu và thu hút FDI vẫn là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng tích cực.
Ngoài ra, một số chính sách mới được ban hành sẽ giúp hình thành khung thể chế tốt hơn cho phát triển kinh tế, nhất là các luật mới được ban hành trong năm 2023 và năm 2024 như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu có hiệu lực và được thể chế chi tiết.
Một động lực quan trọng là việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Điều này sẽ tạo nền tảng thu hút đầu tư vào ba lĩnh vực đột phá chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây - những ngành có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cao và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Song song đó, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn với các cơ chế ưu đãi đặc thù và hoàn thiện hệ thống tín dụng xanh.
Cũng liên quan đến kinh tế Việt Nam, trong báo cáo vừa được công bố, Ngân hàng UOB đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025. Theo lý giải của ngân hàng này, họ nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam sau khi tăng trưởng GDP năm 2024 đã vượt xa dự báo chung (6,7%), cũng như vượt xa mục tiêu đã đề ra (6,5%). “Chúng tôi kỳ vọng về những chuyển biến tích cực hơn từ các động lực trong nước, như sản xuất, tiêu dùng nội địa và lượng khách du lịch, đặc biệt là trong nửa đầu năm” - các chuyên gia của UOB nhận định.
Phát biểu trước đó tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, ông Suan Teck Kin - Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) cho rằng, mặc dù Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế nhưng song song với đó là ba cơ hội đáng kể để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong năm nay.
Với mức tăng trưởng GDP ấn tượng đạt 7,09% trong năm 2024 vừa qua, Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh bền bỉ trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động. Đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời tận dụng những cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Kỷ luật hàng loạt cán bộ ở TP. Thanh Hóa
Nam A Bank tiên phong ra mắt bộ đôi thông báo biến động số dư bằng giọng nói
OCB đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh tài chính xanh
VCCI đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2028
Informa Markets Việt Nam tổ chức hai triển lãm quốc tế về công nghiệp xử lý, chế biến, đóng gói bao bì, nhựa và cao su
Gọi xe taxi tiết kiệm - thị trường tiềm năng cho ô tô điện mini giá rẻ
562 doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025
THPL - Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố kết quả cuộc khảo sát Người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất...18/03/2025 15:32:53Khai mạc chuỗi triển lãm chuyên ngành bao bì, đồ uống, nhựa và cao su
(THPL) - Chuỗi 3 triển lãm ProPak Vietnam 2025; Plastics & Rubber Vietnam 2025; DrinkTech Vietnam 2025 được diễn ra song song từ ngày 18 đến 20/3/2025 tại...18/03/2025 15:29:46Dòng tiền nhà đầu tư về đâu nếu Bình Dương sáp nhập TP. HCM?
(THPL) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản liên tục đón nhận những thông tin mới về quy hoạch và phát triển hạ tầng, khả năng...18/03/2025 14:26:53Doanh nghiệp đồng hành cùng Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TP.HCM
(THPL) - Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp...18/03/2025 14:25:59
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Phó Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
(THPL) - Chiều ngày 24/2, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và vinh danh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, giai đoạn 2020 - 2024, tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam
- Năm 2025: BIC vươn mình bứt phá, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập
- Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế khi chinh phục “Top One thương hiệu...