19:48 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nhà đầu tư kỳ vọng gì ở cổ phiếu Khải Hoàn Land?

15:50 22/04/2021

(THPL) - Đang dính lùm xùm về pháp lý và truyền thông, thế nhưng trong kế hoạch phát triển 2021 Khải Hoàn Land lại dự kiến quý II sẽ niêm yết sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục với cơ quan nhà nước. Nhà đầu tư liệu có gặp rủi ro khi đầu tư mã cổ phiếu KHG.

Nhà đầu tư có gặp nhiều rủi ro khi mua cổ phiếu Khải Hoàn Land?

Việc pháp lý của dự án La Partenza (huyện Nhà Bè) của Khải Hoàn Land chưa hoàn thiện. Bất chấp vướng lùm xùm về huy động vốn trái phép của Thương Hiệu Khải hoàn Land nhưng Khải Hoàn Land vẫn tiến hành huy động vốn trên sàn chứng khoán.

Dự án La Partenza của Khải Hoàn Land vướng nghi vấn huy động vốn trái phép 

Cụ thể vào tháng 4/2021, Khải Hoàn Land đã tiến hành IPO 16 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành), tổng giá trị chào bán theo mệnh giá là 160 tỷ đồng. Cổ đông chào bán cổ phiếu là ông Phan Tuấn Nghĩa - hiện đang sở hữu 24.75% vốn tại Khải Hoàn Land. Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vào quý II/2021.

Trong khi đó tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020, tờ trình số 02/2021 của Khải Hoàn Land giai đoạn 2021-2022 vẫn là nhà tư vấn phát triển dự án, nhà đầu tư chiến lược mua sỉ và bán lẻ Dự án La Partenza. Trong đó, Khải Hoàn Land góp 800 tỷ đồng vào dự án và sẽ nhận được 450 căn hộ tại dự án này.

Nhưng trên thực tế Dự án La Partenza, về mặt thủ tục pháp lý chưa hoàn tất với cơ quan quản lý nhà nước. Mà Chủ đầu tư Khải hoàn Land, đã tiến hành huy động vốn của các nhà đầu tư ở mọi phương diện( nhận tiền đặt cọc, bán cổ phiếu ra thị trường).

Cơ quan chức năng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra đối với các trường hợp báo chí hoặc người dân phản ánh để kịp thời xử lý theo quy định. 

Ở một khía cạnh khác, thì việc kết quả kinh doanh của Khải Hoàn Land Năm 2019, doanh thu thuần đạt 136,65 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2018; lợi nhuận thuần cũng giảm từ 16,43 tỷ đồng xuống còn 10,65 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời trong giai đoạn này hết sức mỏng, khi chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu vẻn vẹn ở mức trên 1%, thấp hơn nhiều lần so với lãi suất ngân hàng (năm 2018-2019).

Theo đại diện của Ủy ban chứng khoán TP. HCM nếu mã cổ phiếu đang IPO nhưng đang dính các vấn đề về pháp lý, truyền thông thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro. 

Trước đó, tại công văn số 596/UBND-NCCP, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình giao Sở Công thương tiếp tục tổ chức triển khai đến các chủ đầu tư dự án nhà ở, đảm bảo thực hiện theo quy định về mẫu các loại hợp đồng đã được quy định cụ thể theo Nghị định 76/2015 hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản. Tất cả chủ đầu tư có trách nhiệm phải đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo mẫu quy định (đảm bảo về hình thức, nội dung và thủ tục đăng ký hợp đồng).

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất đối với các trường hợp báo chí hoặc người dân phản ánh để kịp thời xử lý theo quy định. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng mua bán nhà ở (người tiêu dùng), tránh xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. 

Theo chị Thương, một nhà đầu tư tự do trên sàn chứng khoán cho biết: Việc đầu tư vào một mã cổ phiếu đang IPO, đồng thời mã cổ phiếu của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mà đang vướng phải những thông tin về pháp lý chưa rõ ràng thì tỷ lệ rủi ro rất là cao.

Mặc dù rủi ro cao, thì lợi nhuận cao nhưng phải nằm trong trường hợp nhà đầu tư có thể kiểm soát được. Còn đối với việc pháp lý của dự án thì nhà đầu tư hoàn toàn không kiểm soát được thì họ rất sợ đầu tư vào doanh nghiệp như vây, và đầu tư theo kiểu đầu cơ thì đây là sự đầu tư “hên xui”vì họ không chắc chắn được cái kỳ vọng đối với má cổ phiếu họ mua như thế nào.

Cũng theo chị Thương, một số doanh nghiệp làm ăn uy tín sẽ không huy động vốn bất chấp. Việc huy động vốn ồ ạt, bất chấp mục đích là để lấp vào nguồn tiền bị thiếu hụt của doanh nghiệp thì phải xem xét lại doanh nghiệp đó có xứng đáng để đặt niềm tin đầu tư hay không?

Nếu nhà đầu tư vẫn tiến hành đầu tư  vào 1 doanh nghiệp chưa đủ pháp lý, thì rủi ro là rất cao và có thể trôi vốn,  không có khả năng thu hồi vốn. Vì khi mà doanh nghiệp bị cơ quan chức năng túy còi xử phạt, thì lúc đó dự án sẽ bị đình trệ, và việc xử lý cho nhà đầu tư rất là lâu, có thể 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm. Khi dự án bị ách tắc thì dòng tiền sẽ không về thì vấn để kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến thua lỗ, lúc đó nhà đầu tư chẳng có lơi ích gì khi mua cổ phiểu của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư và Khách hàng cần tỉnh táo khi mua dự án chưa rõ ràng về pháp lý

Cụ thế, ở kỳ trước Tạp chí Thương Hiệu và Pháp luật đã thông tin tới bạn đọc về vấn đề huy động vốn trái phép của Chủ đầu tư Khải Hoàn Land (mã cổ phiêu đang IPO là KHG. Với việc bán dự án khi vẫn còn trên giấy khi mà tại vị trí của dự án thì đang chỉ là một bãi đất trống. Khi chủ đầu tư Khải Hoàn Land hiện tại vẫn chưa đầy đủ thủ tục pháp lý để bán cho khách hàng.

Bên cạnh đó, tại tờ trình số 02/2021/TTr- HĐQT, đại hội cổ đông thường niên năm 2021 về hoạt động đầu tư, phát triển dự án thì tất cả vẫn đang nằm trên giấy, và là kế hoạch của Khải Hoàn Land.

 Đối với dự án “Khu du lịch sinh thái” với diện tích 54,5ha tại bãi Ông Lang, xã Cửa Dương, Phú Quốc cũng chỉ mới được phê duyệt đồ án chi tiết 1/2000. Mặc dù dự kiến tổng số vốn đầu tư dự án này lên đến 3000 tỷ nhưng Khải Hoàn land vẫn chưa tiến hành phương án đền bù, giải tỏa mặt bằng.

Còn tại Gò Đăng (Bà Rịa –Vũng Tàu), hiện nay, công ty này đã được chấp thuận tham gia phát triển 2 khu vực trong đảo Gò Đăng với quy mô diện tích 170 ha. Dự kiến, dự án sẽ bắt đầu triển khai từ 2022-2025.

Có thể thấy tình hình kinh doanh của Khải Hoàn Land, những năm trở lại đây chưa thật sự khởi sắc. Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của doanh nghiệp này lần lượt đạt 236,5 tỷ đồng và 228,9 tỷ đồng; lợi nhuận thuần tương ứng lần lượt đạt 28,24 tỷ đồng và 15,61 tỷ đồng. 

Năm 2019, doanh thu thuần của Khải Hoàn Land đạt 136,65 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2018; lợi nhuận thuần cũng giảm từ 16,43 tỷ đồng xuống còn 10,65 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỷ suất sinh lời của Khải Hoàn Land cũng rất mỏng, khi chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu vẻn vẹn ở mức trên 1%. 

Việc một doanh nghiệp bất động sản “ngâm” dự án tới 10 năm chưa thành hình đủ cho thấy tiềm lực của Khải Hoàn Land. Những khách hàng có ý định xuống tiền tại La Partenza cần hết sức thận trọng. Trong bối cảnh này, con đường lên sàn chứng khoán của Khải Hoàn Land lại càng gian truân hơn. Bởi lẽ người mua hoàn toàn có cơ sở để hoài nghi về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp này.

An Hà- Đình Nhật

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu