10:13 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Nền tảng số tạo trợ lực cho ngành bán lẻ phát triển

16:22 07/12/2022

(THPL) - Hiện nay, cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, ngành bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài cũng tích cực nắm bắt cơ hội tăng quy mô và mở rộng thị phần.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều công ty đóng cửa hoặc phải thu hẹp mô hình kinh doanh. Từ tháng 4/2022 đến nay, ngành bán lẻ đã lấy lại được sức hồi phục sau đại dịch. Trong một báo cáo của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy, 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch, đây thực sự là con số đáng mừng.

Khi xảy ra đại dịch, việc bán hàng trên các kênh thương mại điện tử đã phát triển rất mạnh. Các nhà bán lẻ đầu tư nhiều cho công nghệ, nhân lực để đáp ứng yêu cầu. Còn các nhà sản xuất cũng tận dụng các website của chính doanh nghiệp mình, các trang thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ. Đây cũng là xu hướng của ngành bán lẻ trong thời gian tới, đặc biệt với các mặt hàng nông sản.

Hiện Đề án chuyển đổi số của ngành bán lẻ đang được Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam xây dựng. Theo đó, chuyển đổi số trong bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh hơn, nhờ hình thức tự động thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ AI, và công nghệ nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa quy trình thanh toán. Nhờ đó, sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn…

Nền tảng số tạo trợ lực cho ngành bán lẻ phát triển. Ảnh: Internet

Liên quan đến ngành bán lẻ, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng nhanh chóng. Đặc biệt, thị trường bán lẻ trong những tháng cuối năm ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi mà nền kinh tế đang có sự phục hồi và phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 ước đạt 514,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9%.

Trên thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp bán lẻ ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua và đang tích cực chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng. Cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, ngành bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài cũng tích cực nắm bắt cơ hội tăng quy mô và mở rộng thị phần. Các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã liên tục đẩy mạnh việc thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này giúp cuộc đua giành thị phần thị trường bán lẻ luôn luôn sôi động.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, ngành bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và được rất nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chủ động hội nhập, có chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài thì sẽ mất vị thế của mình ngay trên sân nhà. Đặc biệt xu hướng chuyển đổi trong ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn sau đại dịch có nhiều thay đổi. Trong thời gian tới các doanh nghiệp không chỉ mở rộng quy mô bao phủ mà cần phải đầu tư phát triển mô hình đa kênh để phù hợp với xu thế hiện nay.

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu