01:19 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng đến ngành bán lẻ

10:36 21/04/2020

(THPL) - Theo tổng kết mới đây của Bộ Công thương, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa để thực hiện cách ly xã hội. Bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch này.

Theo đó, tính đến hết quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.246 tỷ đồng, chỉ tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, nhiều siêu thị lớn như: Lotte, Co.opmart, Intimex, Aeon Mall… trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, có thời điểm doanh thu giảm đến 50%.

Cụ thể như Saigon Co.op Mart, doanh thu bán lẻ trong quý I giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và có thể bị sụt giảm 1.000 tỷ đồng nếu dịch được kiểm soát trong quý II, và dự báo sẽ giảm tới 2.000 tỷ đồng nếu dịch tiếp tục kéo dài. Cũng trong tình trạng tương tự, doanh thu bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Siêu thị vắng khách trong dịch Covid- 19

Số liệu thống kê của Aeon Mall Việt Nam cho thấy, lượng khách đã giảm 20 - 35%, các mặt hàng bán đều chậm lại, chỉ riêng sản phẩm ăn nhanh, ăn liền, sản phẩm khô, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn là bán nhanh hơn và số lượng mỗi lần mua lớn hơn trước. Chậm nhất là những mặt hàng như thời trang, giầy dép, điện máy…. do dịch bệnh bùng phát, người lao động phải nghỉ làm việc trong một số lĩnh vực, nên nhiều gia đình cũng thắt chặt chi tiêu, ít đi mua sắm hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tiết kiệm chi tiêu của các gia đình là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ rà soát lại vận hành hoạt động, nâng cao sự chủ động trong nắm bắt tâm lý tiêu dùng, điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với các biến động của thị trường để thích ứng, duy trì hoạt động và vượt qua những khó khăn trong  dịch Covid-19. Đổi mới hơn nữa trong việc tổ chức thu mua nguồn hàng và phân phối, nâng cao chất lượng phục vụ, điều chỉnh giá cả hợp lý, rà soát lại các mức giá vô lý do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Định giá chính xác ở mức thị trường có thể chấp nhận được và mang tính cạnh tranh cao giữa các kênh bán lẻ, những hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi phải bị phê phán và xử lý kịp thời. Xây dựng quan hệ giữa kênh bán lẻ với nhà cung ứng, nhà sản xuất phải bình đẳng có trách nhiệm, đặc biệt là trong gia đoạn khó khăn này.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu