Thị trường nông thôn - Tiềm năng lớn của ngành bán lẻ
(THPL) - Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam khá cao. Thu nhập cho người nông dân tăng, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. Hình thành nên một thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng, nhưng vẫn còn nhiều gian nan đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
Tin liên quan
- Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng
» Việt Nam - thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn cùng nhiều thách thức
» Chuỗi bán lẻ MUJI Nhật Bản sẽ khai trương ở TP.HCM vào 2020
» "Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản Aeon "chia tay" Fivimart
Tổng quan giữa thị trường nông thôn và thành thị Việt Nam
Gần 80% diện tích lãnh thổ Việt Nam là các vùng nông thôn, mạng lưới giao thông chiếm trên 86% tổng chiều dài đường bộ khắp nước, với dân số hơn 60 triệu người chiếm 70% dân số Việt Nam, Trong những năm gần đây, cùng các dự án khu công nghiệp, khu đô thị được đầu tư xây dựng, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam (NTVN) cũng tăng nhanh, tạo ra nhiều cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân.
Theo tổng kết từ Bộ NN&PTNT, sau hơn 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân khu vực này đã tăng từ khoảng 12 triệu đồng/người lên 34 đến 35 triệu đồng/người/năm. Vùng NTVN đang giữ 62,5% tổng GDP cả nước, cùng với đó nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, thực phẩm, nhu yếu phẩm cũng đang tăng với sức mua hơn 20 tỉ USD/năm. Tăng trưởng bình quân 12% về giá trị và 9% về sản lượng qua các năm. Khảo sát của nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho thấy, trong khi thị trường thành thị đạt mức tăng trưởng khoảng 1,6%, thị trường NT đã phát triển ở mức 2,7%, chủ yếu do tăng trưởng khối lượng tiêu thụ. Số lượng khách hàng nông thôn sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị, có tới 95% gia đình NTVN sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện hoặc bếp gas, 30% muốn mua tủ lạnh, máy giặt và 9% muốn mua máy vi tính… Điều này cho thấy nhu cầu ngành hàng tiêu dùng nhanh ở NTVN đang tăng cao, tăng trưởng tốt hơn so với thành thị và hứa hẹn nhiều cơ hội tiêu thụ hàng hóa, Tuy nhiên. với tiềm năng như vậy nhưng trên thực tế, doanh số bán lẻ ở các vùng NTVN hiện mới chỉ chiếm 20% so với thị trường cả nước. Vậy lý do nằm ở đâu?
Khác biệt về tập quán và thói quen tiêu dùng
Sự chênh lệch cung cầu khá mâu thuẫn trong thị trường bán lẻ thành thị và nông thôn này, đã được nhiều chuyên gia thị trường phân tích và đưa ra một số kết luận.
Trước hết là về thói quen mua hàng, người nông thôn mua hàng thường dựa vào lòng tin, ưu tiên mua hàng theo mức độ quan hệ thân thiết. 74% quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng từ các mối quan hệ gia đình, họ tộc và bạn bè. phương thức giao dịch hàng hóa tiêu dùng kiểu chợ truyền thống vẫn chiếm 70% sức mua ở khu vực nông thôn. Đây là một lực cản lớn với những doanh nghiệp bán lẻ đã chuyên nghiệp hóa theo phương thức giao dịch hiện đại ở các đô thị.
Do hạn chế về tiếp cận nguồn thông tin, hành vi tiêu dùng của người nông thôn đến thời điểm này vẫn chịu không ít ảnh hưởng trực tiếp từ quảng cáo trên các kênh truyền hình và truyền miệng. Cùng với đó, do đặc thù địa bàn nông thôn thường rộng lớn, dân cư thưa thớt, mật độ nhu cầu thị trường tập trung thấp, đồng thời phân tán trên diện rộng. Trong khi hệ thống đường giao thông vẫn đang tiếp tục trong quá trình dần được bê tông hóa còn khá nhiều bất tiện. Vậy nên, Dù được đánh giá là là thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn với mức tăng trưởng từ 12 - 15%./ năm. địa bàn các vùng nông thôn vẫn còn tồn tại không ít lý do phức tạp, làm nản lòng các doanh nghiệp bán lẻ.
Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cũng là yếu tố tạo nên những nhu cầu đặc trưng rất khác biệt. theo số liệu tổng kết gần đây của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thu nhập trung bình của một người đi làm ở thành thị hiện dao động từ 6 đến 7triệu/người/tháng và khá đều đặn. thích hợp với nhiều chủng loại, nhiều mức giá tùy theo chất lượng và hình thực bán hàng. Trong khi đó 70% thu nhập của người nông dân phụ thuộc vào mùa vụ, chịu ảnh hưởng thời tiết và biến động của thị trường nông sản, thu nhập bình quân chỉ khoảng hơn 3 triệu/người/tháng. Quyết định mua sắm phụ thuộc vào giá thành, 59% người tiêu dùng nông thôn sẵn sàng thử sản phẩm mới với giá rẻ hơn sản phẩm đang dùng. Các mặt hàng cơ bản thiết yếu được ưu tiên, nhưng 77% người nông thôn cũng sẵn sàng dùng sản phẩm công dụng mới lạ. Dù vậy trong sự phong phú các mặt hàng tiêu dùng của người thành thị, chỉ có 5 nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao tại nông thôn, là những mặt hàng phổ thông, giá thành bán lẻ tương đối thấp gồm nước uống năng lượng, nước rửa chén, sữa uống đóng hộp, nước uống đóng chai và nước giải khát.
Sản phẩm bán lẻ bị hạn chế về chủng loại và giá thành, là yếu tố gây “mất hứng”, với nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng khi định đầu tư về nông thôn.
Tuy nhiên - Khách hàng vẫn là thượng đế !
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương. Đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm khoảng 40-45%. nhưng đồng thời bán lẻ truyền thống cũng vẫn giữ sức sống và văn hóa phát triển riêng của nó. Ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tồn tại song song cả hai phương thức - hiện đại và truyền thống. trong đó bán lẻ truyền thống vẫn sẽ chiếm đa số, Việt Nam đã kí kết hàng loạt những hiệp định thương mại tự do (FTA) với thế giới. Các công ty sản xuất, kinh doanh bán lẻ quốc tế, chắc chắn đã có kế hoạch cụ thể để phát triển kinh doanh lan tỏa về các thị trường nông thôn Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
Tín hiệu đáng mừng là theo khảo sát của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, hiện tại người tiêu dùng ở nông thôn đã bắt đầu có xu hướng đòi hỏi những sản phẩm tiêu dùng cao cấp. Từng bước bắt nhịp với tốc độ đô thị hóa thông qua sự phát triển của nhiều khu công nghiệp, cùng sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp và sự phổ cập mạnh mẽ của công nghệ nghe nhìn hiện đại. Vậy nên kể cả trong ngắn hạn và dài hạn khu vực nông thôn sẽ là mảnh đất màu mỡ của thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Kinh tế hội nhập sâu, cơ chế đặc quyền thị trường không còn tồn tại, hơn lúc nào hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bản lẻ của Việt Nam phải tìm mọi cách thích nghi với tiêu chí đã rất cổ điển nhưng không bao giờ cũ của thị trường tự do thế giới - Khách hàng là thượng đế!
Quốc Cường
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt