14:07 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam - thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn cùng nhiều thách thức

Quốc Cường | 15:01 13/03/2019

(THPL) - Đồng hành cùng một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng, hoạt động bán lẻ của Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường tiềm năng nhất châu Á, thu hút các thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới, gây áp lực rất mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Người tiêu dùng thích thú, doanh nghiệp nội “đau đầu”

Với 96 triệu dân và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 98 triệu dân. Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy hấp dẫn, Kết quả nghiên cứu của HSBC gần đây cho thấy, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á và dự kiến sẽ đạt khoảng 33 triệu người vào năm 2020, đó là một hứa hẹn đầy khởi sắc cho thị trường bán lẻ chất lượng cao. Việt Nam hiện được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ, năng động, tốc độ đô thị hóa nhanh và nền kinh tế ngày càng mở cửa với nhiều cơ hội việc làm, kinh doanh và thu nhập ngày càng tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng đều … Tất cả những tiền đề trên đã và đang khiến thị trường bán lẻ Việt Nam lọt vào danh sách thị trường hấp dẫn nhất nhì thế giới trong đầu tư bán lẻ.

Việt Nam - thị trường bán lẻ đầy hứa hẹn cùng nhiều thách thức.

Theo số liệu tổng kết từ Tổng Cục thống kê, doanh thu bán lẻ của Việt Nam năm 2016 đạt xấp xỉ 118 tỷ USD, năm 2017 tăng 10,9% so với năm 2016 đạt con số 129,56 tỷ USD và năm 2018, đạt 142,8 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2017. Thống kê sơ bộ đó là minh chứng chính xác cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam luôn duy trì tăng trưởng cao và ổn định.  Trên thực tế, đó cũng là một trong những chuyền biến đầy tích cực xuất phát từ quyết sách đúng đắn của Chính phủ, cho phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài từ năm 2015, cùng với nhiều ưu đãi thu hút đầu tư, Điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)... tính đến thời điểm này đã có hơn 164 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam. Cùng với không ít dự án đang được lên kế hoạch thông qua các thương vụ M&A.

Đó là tin mừng cho người tiêu dùng Việt Nam với cơ hội có vô vàn sự lựa chọn. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội thì đó là sức ép vô cùng lớn trong quá trình phát triển.       

Cuộc chiến đầy cam go

Theo tổng kết cuối năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tại các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  đã chiếm 17% thị phần siêu thị và trung tâm thương mại, 50% bán hàng trực tuyến, 15% siêu thị mini, 70% cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2018 có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi với quy mô lớn được mở tại Việt Nam, hầu hết thuộc sở hữu của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Chuỗi Family Mart ( Nhật Bản) hiện có 130 cửa hàng, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Thương hiệu bán lẻ 7- Eleven (Nhật Bản) đang tiến hành kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm tới và dự kiến nâng lên 1.000 cửa hàng trong vòng 10 năm, Tập đoàn Central Group (Thái), đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị BigC tại Việt Nam tuyên bố sẽ mở 500 điểm bán lẻ tại Việt Nam trong 5 năm tới. Tập đoàn Aeon (Nhật) sẽ mở rộng con số 20 siêu thị Aeon vào năm 2025, Lotte Mart (Hàn Quốc) đang triển khai mục tiêu có 60 siêu thị Lotte Mart vào năm 2020, Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) tiếp tục lấn sân với việc mua lại Lazada, và đầu năm 2019, Tập đoàn khổng lồ bán hàng trực tuyến Amazon chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam… Với một vài thống kê sơ bộ như trên, có thể thấy rằng trong cuộc cạnh tranh thị trường bán lẻ, khối doanh nghiệp ngoại đã trở thành một đối thủ vô cùng nặng ký với khối doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam ngay trên sân nhà.

Những khẳng định mạnh mẽ đầy ngoạn mục

Không thể để cho cuộc cạnh tranh “nuốt chửng” rồi dần biến mất như Maximark, Citimart, Fivimart…  Một số những tập đoàn lớn của Việt Nam đã có những triển khai mạnh mẽ đầy ngoạn mục

Trước tiên là tập đoàn Vingroup, vào ngày 31/12/2018 đã đồng loạt khai trương 117 cửa hàng VinMart+ tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tạo kỷ lục trong ngành bán lẻ Việt Nam và quốc tế. (trong tháng 12/2018 đã 238 cửa hàng VinMart+ và 5 đại siêu thị VinMart mới ra đời) dẫn đầu thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Trong năm 2018 các trung tâm thương mại Vingroup đã đón hơn 160 triệu lượt khách, dự kiến 2019 sẽ được nâng lên thành 220 triệu, với kế hoạch tiếp tục mở thêm 13 Vincom mới, nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 79 trên toàn quốc, có mặt tại 42 tỉnh, thành phố của cả nước. Kế hoạch đến năm 2020 sẽ phát triển tới 200 siêu thị và 4.000 cửa hàng tiện lợi.

Tiếp sau đó có thể nhắc đến Saigon Co.op, đầu năm 2019 một siêu thị Co.opmarrt mới đã được khai trương tại Sơn Trà (Đà Nẵng), hiện tập đoàn này đã có tổng cộng 654 điểm bán bao gồm 107 Co.opmarrt, 4 Co.opXtra, 314 Coopfood, 21 cửa hàng cheer, 320 cửa hàng Co.op, 66 cửa hàng coopsmile. Trong khối doanh nghiệp bán lẻ nội,  Saigon Co.op đang dẫn đầu về số điểm bán tại với 9 mô hình bán lẻ. Trong năm nay SaigonCo.op có kế hoạch mở thêm hơn 300 điểm bán hàng, nâng con số lên hơn 1.000 điểm bán tại 44 tỉnh thành trên cả nước.

Dù là thương hiệu còn khá trẻ, Bách hoá Xanh ( thành viên của Tập đoàn Thế Giới Di Động) cũng đang từng bước bứt phá với doanh thu cao và tốc độ mở rộng nhanh chóng. Cùng với hệ thống 421 cửa hàng tại TP.HCM, Bách Hoá Xanh hiện cũng đang sở hữu 55 cửa hàng tại 10 tỉnh khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ, dự kiến hệ thống Bách Hoá Xanh sẽ đạt 700 cửa hàng vào cuối năm 2019.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục thống kê cho thấy, thị phần của các nhà bán lẻ nội trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh vẫn chiếm trên 70%, tại 4 thị trường chính gồm, TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp nội vẫn giữ 68%. Hệ thống bán lẻ hiện đại trong nước vẫn chiếm trên 80%.

Với diễn biến đó, nhiều chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn các doanh nghiệp bán lẻ nội vẫn đang sở hữu những lợi thế về thị phần lớn, đa dạng, nắm bắt tốt thị hiếu và hệ thống bán hàng dễ dàng lan tỏa các vùng miền sâu, xa… đó là cơ hội để bứt phá trong năm 2019.

Tuy nhiên trong dài hạn, để giữ được những kết quả đó không hề đơn giản, thị phần của khối ngoại vẫn không ngừng tăng một cách hết sức chậm rãi, kiên nhẫn và đầy thách thức - hết năm 2018 thị phần của khối ngoại trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã tăng 2,7% so với năm 2016.

 

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu