"Méo mặt" lo con thất học vì sống ở…chung cư Hà Nội
(THPL) – Hà Nội có nhiều khu đô thị dày đặc chung cư đã đưa vào sử dụng, được quảng cáo mang tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn không có trường học, đặc biệt cấp mầm non và tiểu học. Phải chăng chủ đầu tư các dự án có "trí nhớ" kém nên cứ xây xong nhà là vô tình "bỏ quên" việc xây dựng trường học? Ví dụ như tại các khu đô thị, chung cư trên địa bàn huyện Hoài Đức, đến nay, chưa có một chủ đầu tư nào xây dựng trường học.
Khu đô thị Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thủ đô. Tại phường Hoàng Liệt, trên diện tích lô đất chỉ khoảng 5ha, có 12 cao ốc chung cư HH, khiến khu vực tăng thêm khoảng 30.000 dân. Đi sâu vào trong khu vực bán đảo Linh Đàm còn có 16 tòa nhà cao 11 tầng, xây dựng từ năm 2001, có khoảng 2.000 căn hộ.
Ngoài ra, khu vực dự án Tây Nam Linh Đàm vừa mới xây dựng và hiện vẫn đang hoàn thiện một số tòa chung cư, trong đó có 9 tòa chung cư là nhà ở xã hội đã bán hết, thêm 4-5 tòa chung cư thương mại, ước tính khoảng trên 3.000 – 4.000 căn hộ.
Trong 5 năm trở lại đây, chung cư cao tầng mọc lên chi chít, tuy nhiên hệ thống trường lớp thì vẫn vậy.
Trong một hội nghị về công tác giáo dục mầm non do quận Hoàng Mai tổ chức mới đây, lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai và phường Hoàng Liệt cùng chỉ ra thực tế, trẻ em ở khu vực phường Hoàng Liệt, đặc biệt là trong các tòa nhà HH Linh Đàm khá thiệt thòi so với trẻ em ở nơi khác là không đủ chỗ học, số trẻ chưa được đi học cao hơn hẳn so với nơi khác.

Khu chung cư HH có 12 tòa cao tầng với khoảng 30.000 dân.
Theo thống kê, năm 2017 trên địa bàn phường Hoàng Liệt có 3 trường mầm non và hơn 50 cơ sở mầm non tư thục. Toàn phường có 52.000 hộ dân với số trẻ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi là hơn 8.000 trẻ.
Khu vực phía Tây Hà Nội cũng là nơi ken đặc những chung cư. Tại khu đô thị Mễ Trì Hạ nằm trên đường Phạm Hùng, hàng trăm căn hộ tái định cư, những tòa chung cư cao tầng và nhà biệt thự khang trang nhưng chỉ có khoảng 4-5 trường mầm non tư thục dành cho trẻ nhỏ với giá đắt đỏ. Nhiều phụ huynh buộc phải đưa con về quê ở cùng ông bà để đỡ phải gửi trường tư.
Chị Nguyễn Hoàng Mai (ở chung cư Golden Palace) cho biết, con trai cả của chị hai năm nay phải gửi về quê ở Quảng Ninh để đi học mẫu giáo. Lý do chị Mai quyết định cho con về quê vì ở khu vực chị ở ít trường mẫu giáo, một số trường dù chất lượng chưa thực sự tốt nhưng học phí mỗi tháng trên dưới 5 triệu đồng. Chị Mai cho biết, còn một năm nữa cháu lên lớp 1, chị mới đón cháu về Hà Nội học trường công.
Ngoài những khu vực trên, khu đô thị Nam Trung Yên hiện cũng có hàng chục tòa nhà cao tầng đã mọc lên nhưng hai khu đất quy hoạch xây trường hiện đang được khoanh tôn để làm bãi gửi xe.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy, ước tính hiện vẫn còn tới hàng chục khu đất quy hoạch xây dựng trường học từ mầm non đến THPT nhưng vẫn chưa được triển khai xây dựng.
Tại khu vực Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), một người dân sống ở chung cư chia sẻ, khi đi họp phụ huynh cho con tại Trường THCS An Khánh (Hoài Đức), nhà trường thông báo là do cư dân về tại An Khánh tăng đột biến, trong khi cơ sở vật chất của trường có hạn nên từ năm học 2017-2018 trở đi, đầu vào của nhà trường sẽ không nhận những học sinh không có hộ khẩu ở An Khánh.
Người này cũng chia sẻ thêm, cô giáo chủ nhiệm của con anh cho biết, từ năm học 2018-2019 trở đi, nhà trường sẽ không nhận tuyển sinh đầu vào là các em ở các khu chung cư (kể cả đã nhập hộ khẩu về An Khánh) mà chỉ nhận các con em ở các khu dân cư cũ truyền thống.
Cho biết trên báo Lao Động, ông Nguyễn Phan Minh - Trưởng phòng Giáo dục huyện Hoài Đức cho rằng: “Đến thời điểm này, tại các khu đô thị, chung cư trên địa bàn Hoài Đức chưa có một chủ đầu tư nào xây dựng trường học”.
Ông Minh cho rằng, các chỉ tiêu về mạng lưới trường học tại huyện Hoài Đức cơ bản đảm bảo yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, học sinh đối tượng dân số ở các làng, xã truyền thống. Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tế về học tập của học sinh trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay còn một số xã do dân số cơ học tăng nhanh, hạ tầng trường học trong các khu đô thị, chung cư chưa có nên nhu cầu được học trường công lập của học sinh gặp khó khăn, hệ thống trường công lập hiện có tại các xã nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, ví dụ như An Khánh, Đức Thượng, thị trấn Trạm Trôi, Kim Chung.
Khi được thông tin việc các giáo viên nói cũng như phản ánh của người dân, ông Minh cho rằng, đó là do cách giải thích chưa hợp lý. “Khi gia đình có hộ khẩu ở địa phương, tất yếu là con em sẽ được đi học tại địa phương đó. Tuy nhiên, trường hợp dân số cơ học tăng, nhà trường không đáp ứng đủ thì cần phải có kiến nghị rõ ràng tới chính quyền, cấp trên, người dân và chủ đầu tư xây dựng chung cư trên địa bàn để cùng nhau chia sẻ, cùng giải quyết”, ông Minh nói.
Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cho hay, sở đã kiến nghị UBND TP Hà Nội để đề nghị xây trường. Hiện nay, Hội đồng nhân dân đang đi giám sát các quận, huyện để thống kê tình trạng này chuẩn bị chất vấn trong kỳ họp tới.
Hùng Lâm (T.H)
Tin khác
Hải quan chuyển đổi số: Tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ từ ngày 1/7
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc”
Từ Nghị quyết 68 đến chiến lược dữ liệu: Tư duy mới trong kiến tạo chính sách
Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao sức khỏe Việt Nam, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Điện lực Tuyên Quang vận hành lưới điện thông minh, hướng tới quản lý hiện đại và phục vụ khách hàng tốt hơn
Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Mở ra tầm nhìn mới cho báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn
Tiến sĩ Mạc Quốc Anh: Báo chí không chỉ là cầu nối, mà còn là người “truyền lửa”
21/06/2025 10:58:52Dữ liệu – Nền móng không thể thiếu cho chuyển đổi số báo chí
(THPL) - Trong kỷ nguyên số, nơi độc giả chỉ cần một cú nhấp chuột để tiếp cận hàng triệu thông tin mỗi ngày, báo chí muốn tồn tại và...20/06/2025 20:20:00Phú Thọ: Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng giả
(THPL) - Đội QLTT số 7 đã tiến hành lập biên bản làm việc với đại diện Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, qua đó, xác định toàn bộ...20/06/2025 16:16:47Thanh Hóa: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
(THPL) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày 26, 27/6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên tổ chức theo Chương trình...20/06/2025 18:49:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...