Lễ hội “Kén rể” độc đáo có niên đại nghìn năm ở đất kinh kỳ
(THPL) - “Kén rể” là lễ hội độc đáo có từ ngàn xưa ở đất kinh kỳ. Ngoài tưởng nhớ công ơn nữ tướng Lã Lê Hoa, lễ hội “Kén rể” với cuộc thi đậm chất dân gian, mang lại sự vui nhộn và tiếng cười sảng khoái cho du khách trẩy hội đầu xuân.
Tin liên quan
- Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
» Khai mạc Lễ Hội Hoa Đào Xứ Lạng lớn nhất miền Bắc dịp Tết Nguyên Đán
» Lễ hội xuân Yên Tử 2023: Nơi bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
Nữ tướng Mưu Thần giúp Hai Bà Trưng dẹp giặc
Trước đây, thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội là vùng đất cổ nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Theo thần phả làng Đường Yên được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, thuở xưa, tại trang Lại Phải, huyện Quế Dương có gia đình ông bà Tiểu Triệu, lấy việc đánh cá làm kế sinh nhai. Họ nghe tin sông Nguyệt Đức ở Đường Yên có nhiều tôm cá đã tới đánh bắt. Đến đây, trời vừa tối, thấy có ngôi đền, họ liền làm chỗ trú chân. Khi đến gần, nghe thấy tiếng từ trong đến như có tiếng ca ngâm, đàn hát, vào trong đền thì không thấy ai, bốn phía bỗng nhiên im lặng như tờ. Họ lấy lạ kỳ, sợ hãi, bèn khấn xin được nghỉ lại.
Hai vợ chồng vào bên trong đền, nằm ở dưới bên trái. Đến cuối canh tư, người chồng bỗng mơ thấy một người con gái từ điện bước xuống, dung mạo xinh đẹp, dáng yểu điệu, tự xưng là con trời xuống hạ giới làm thần linh, ở tại ngồi đền này. Người chồng tỉnh dậy, biết trong giấc mơ có một nữ thần giáng trần. Đến canh năm, người vợ mơ thấy một con chim nhỏ từ trên điện bay vào miệng bà. Bà liền nuốt con chim đó rồi giật mình tỉnh dậy. Bà liền đem giấc mộng đó nói với chồng. Người chồng ghép hai giấc mộng đoán tất sẽ sinh được con gái. Đến sáng, vợ chồng làm lễ bái lạy, tạ ơn, rồi tiếp tục đi chài lưới. Thế rồi người vợ có thai.
Đến ngày 2/2 năm Quý Mùi sinh được một người con gái. Trời ban có tư chất khác lạ, sắc đẹp, dung mạo tuyệt vời. Người chồng biết đó là thần tiên ra đời liền đặt là Ả Lã (nàng Lã) tên tự là Lã Lê Hoa, chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận. Đến 16 tuổi, nàng Lã xinh đẹp, thông minh hơn người. Lúc ấy, nhiều dân làng bị bệnh nan y, chết yểu. Thương dân, nàng lên rừng kiếm thuốc chữa trị cho dân. Nàng trở thành bậc danh y thần nổi tiếng.
Giữa lúc đó, giặc Tô Định đô hộ nước ta, giết Thi Sách chồng Trưng Vương. Trưng Vương nổi giận, cùng với Trưng Nhị cất binh phục thù. Chị em cùng nhau hiệu triệu anh tài, tìm ai thông minh, tài trí cùng đồng tâm giúp nước. Nàng Lã nghe theo lời hiệu triệu, tập hợp được mấy nghìn binh lính. Nàng làm lễ bái tạ thần tiên, đất trời, tiến quân ra trận. Trên đường cờ xí phần phật, vạn dặm trống chiêng.
Bà Trưng biết nàng Lã là người có tài hơn người liền dùng làm mưu thần. Nàng bí mật điều tra các thành trì của Tô Định, liền trở về cấp báo. Nữ vương sai tướng sĩ cùng em gái đại chiến với Tô Định. Chỉ trong một trận đánh lớn đã bắt và giết chết Tô Định. Quân hai Bà Trưng đại thắng, bờ cõi yên bình. Trưng Vương ban chiếu thu quân, mở tiệc ăn mừng, phong cho nàng Lã Lê Hoa là: Nữ tướng Mưu Thần, làm quan ở Đường Yên.
Mở hội “Kén rể” cho Nữ tướng
Nàng Lã bái tạ rồi về Đường Yên nhậm chức. Khi nước nhà không còn khói lửa đao binh, nữ tướng phải làm tròn bổn phận của người con gái là đi lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, Mẫu Bà mở hội kén rể cho nữ tướng Lã Lê Hoa. Mẫu Bà mời các cao niên, dân làng tới dự.
Lễ Kén rể gồm 2 phần: phần lễ và phần thi tài. Lễ Kén rể kết thúc, bỗng nhiên trời đất nổi gió lớn, một đám mây màu vàng, pha mầu đỏ từ trên trời hạ xuống, nàng lên đám mây mà bay đi. Nhân dân bèn viết tấu biểu về triều đình. Trưng Vương sai quan về Đường An làm tế lễ. Dân ở đây phụng thờ nữ tướng Lã Lê Hoa, tôn thờ là Đức Thánh Bà.
Lễ hội “Kén rể” từ xa xưa được dân làng tổ chức trong 2 ngày (1-2/2 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn của Nàng Lã. Lễ hội Kén rể được chuẩn bị từ tháng chạp năm trước. Khâu chọn người tham gia được tiến hành rất cẩn thận. Người đóng mẹ của Đức Thánh tức “Mẫu Bà” phải là người đôn hậu, song toàn, gia đình hòa hợp, phúc đức. Hai chàng rể (phe Bắc và phe Hậu) và người đóng Thánh Bà phải là trai gái thanh lịch, thông minh, tài giỏi, đặc biệt chưa có gia đình.
Ngày 2/2 âm lịch, dân làng Đường Yên quy tụ về đình xem lễ hội “Kén rể”. Sau màn vinh quy bái tổ là màn tái diễn cảnh nữ tướng Lã Lê Hoa đánh giặc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Tiếp theo là màn cởi “vú mo”- tương truyền nữ tướng Lê Hoa đã có sáng kiến cho binh lính đeo mo cau trước ngực khi ra trận để chống lại mũi tên của kẻ thù. Khi đánh giặc trở về, mọi người lại cởi mo ra và bắt tay vào làm những công việc đời thường.
Một đoàn người rước kiệu Đức Thánh Bà đi từ cổng làng vào sân đình. Hai bên các bô lão trong làng đón Đức Thánh Bà xuống kiệu tuyên lễ: “Sau canh trống là mở hội Kén rể”. Lúc này, phe Hậu và phe Bắc, mỗi bên cử ra một chàng rể trong trang phục truyền thống, áo the khăn xếp chỉnh tề đi một vòng trước ban giám khảo và dân làng. Sau đó chắp tay hướng về nơi Mẫu Bà giới thiệu về mình.
Sau đó, hai chàng rể bắt đầu trải qua cuộc thi gay cấn. Ban giám khảo là 5 bậc cao niên, uy tín trong làng cho điểm bằng thẻ. Kết thúc mỗi cuộc thi, ai được nhiều thẻ, được Mẫu bà ban thưởng và chọn làm rể quý.
Cuộc thi cày mở đầu cho hội thi. Trên đình, hai chàng rể đóng vai thợ cày mặc quần áo, chít khăn trên đầu, đi theo là hai đầy tờ mang theo trống chiêng để cổ vũ, còn hai người đóng làm trâu mặc quần áo, đeo mặt nạ. Dụng cụ là chiếc cày gỗ, bắc lên vai trâu. Công việc xong xuôi khi nghe trống lệnh, hai chàng rể cùng nhau đọc vè. Sau đó, thi tài. Ai cày được thẳng, không lệch vai vày và nhanh, người đó thắng.
Tiếp theo là thi câu ếch. Hai chàng rể mặc quần áo nâu, đeo giỏ bên hông, có thêm điếu cày và mồi lửa bằng rơm. Họ mang cần câu dài, mồi bằng đốt mía. Hai người đóng ếch mang mặt nạ ếch, quần áo hóa trang ngồi thu lu trong một chum tròn định sẵn bán kính 50 cm. Hồi trống nổi lên bắt đầu vào cuộc thi. Hai người câu ếch, vừa nhử mồi bằng cần câu và đọc vè. Ai đọc vè hay khiến câu ếch cắn mía đầu tiên sẽ thắng.
Cuộc thi cuối cùng là bắt trạch trong chum. Dụng cụ là hai chiếc chum, hai chiếc hũ nhỏ bằng sành đựng đầy nước. Trạch được thả vào chiếc chum to. Hũ dùng để thả trạch đã bắt được. Khi Mẫu Bà đánh trống đồng ý để hai thị nữ vào phục vụ cổ vũ hai chàng rể cũng là lúc trò chơi bắt đầu. Hai thị nữ khuấy nước trong chum nhằm để chàng rể khó bắt được trạch. Ai bắt được trạch sẽ thắng cuộc.
Sau khi kết thúc cuộc thi, Ban giám khảo công bố người thắng cuộc. Đôi phu thê cùng bái tạ Mẫu Bà, Tổ đình chứng giám. Màn rước, tế lễ rộn ràng từ sân vào đình kết thúc lễ hội Kén rể với những điệu hát ca trù, hát ống, hát ví, hát quan họ.
Lệ tục truyền thống quy định, tại Lễ hội Kén rể, mỗi giáp nuôi 1 con lợn, đến ngày lễ hội đem ra đình tế sống. Lợn thờ sống gọi là lợn chong. Trước ngày tế lễ, những người tham gia tế lễ phải kiêng ăn hành tỏi, thịt chó và tắm gội sạch sẽ. Khi tế phải mặc áo thụng thâm, quần trắng. Trong lễ hội Kén rể, người nào mà nói bậy, chửi thề người khác hay nói mạo phạm đến Thánh Bà thì người đó bị cả làng bắt vạ bằng 10 con gà, 10 con vịt…
Lễ hội Kén rể được phục dựng lại góp phần làm không khí trẩy hội đầu xuân trên đất kinh kỳ thêm tươi vui, rộn rã”.
Thùy Dương
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt