Làng nghề điêu khắc đá trong dòng chảy văn hóa xứ Đoài
(THPL) - Cách trung tâm Hà Nội 17km đi theo quốc lộ 6A, bạn sẽ đến với chùa Trầm linh thiêng, cổ kính. Nơi đây còn có thôn Long Châu Miếu (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nức tiếng Bắc - Nam với nghề điêu khắc đá hàng trăm năm tuổi.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Về làng nghề truyền thống Thượng Đình, thưởng thức bánh giầy Quán Gánh
» Làng nghề bánh đa Thổ Hà - Ngôi làng mang dấu ấn Kinh Bắc xưa
Theo các cao niên trong làng, nghề điêu khắc đá đã có cách đây 200 năm. Cho dù cái nghề đã gắn với tên tuổi của Long Châu Miếu (làng Trầm) cũng phải trải qua thăng trầm của thời cuộc. Tuy nhiên, dấu tích về một làng nghề truyền thống có bề dày lịch sử vẫn còn hiện hữu.
Ngay trong di tích lịch sử chùa Trầm, dấu ấn về nghề của làng vẫn vô cùng đậm nét. Trước cửa động tại chùa Trầm có khắc 3 chữ “Long Tiên động” do cụ Đặng Đình Chức chính tay khắc.
Ghé thăm Long Châu Miếu, nhất định phải tới đình cổ Long Châu Miếu. Những dấu ấn của làng nghề hiện hữu ở ngôi đình làng không chỉ là niềm tự hào của người làm nghề; những nét điêu khắc tinh xảo của linh vật ở văn chỉ hay đôi rồng đá hai bên thềm đình.
Đặc biệt nhất có thể kể đến đôi sập đá độc nhất vô nhị mà các bậc tiền nhân nơi đây đã tạo tác nên; đây chính là nguồn động lực thôi thúc họ gìn giữ nghề truyền thống độc đáo qua những thăng trầm của lịch sử và truyền lại cho thế hệ con cháu hôm nay.
Làng nghề cổ truyền Long Châu Miếu vẫn còn mang đậm chất cổ kính có thời gian tưởng chừng đã bị quên lãng giữa miền đất trăm nghề xứ Đoài. Thời gian đó, cả làng chỉ còn vài gia đình tồn tại được với nghề nhưng cũng chỉ đục bia hay cối đá xay đỗ, giã gạo.
Để làng nghề điêu khắc đá Long Châu Miếu khởi sắc như ngày hôm nay có nhiều lắm công sức của những người thợ lành nghề. Dù đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Củng vẫn cùng những người tâm huyết mở lớp đào tạo điêu khắc đá, mở lớp cho thế hệ trẻ tham gia mà không thu bất cứ đồng tiền công nào.
Bà con của Long Châu Miếu tự hào lắm vì có được người như nghệ nhân Nguyễn Văn Củng. Bên cạnh đó, ông cũng động viên ba người con của mình tham gia, mở một xưởng đá nhỏ dưới chân núi Trầm để giữ học trò, gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Đoài. Niềm đam mê và nỗ lực níu giữ nghề truyền thống rồi cũng được đền đáp.
Ông Nguyễn Văn Trường, chủ doanh nghiệp Trường Nguyệt - một trong những cơ sở lớn chuyên điêu khắc, chế tác đá mỹ nghệ chia sẻ: “Xưa kia, người dân làng Trầm chỉ sáng tạo ra những chiếc cối đá để xay ngô, xay đậu, xay gạo. Ngày nay, thế hệ sau của làng đã tạo ra nhiều hình hài hơn cho đá, họ thổi hồn vào từng đường vân của đá, để lưu giữ những nét văn hoá của dân tộc. Trong nghệ thuật điêu khắc đá, tạc tượng Phật là khó nhất và kén thợ nhất”.
Hiện doanh nghiệp của anh Trường tạo công ăn, việc làm giữ nghề truyền thống cho 15 lao động địa phương, tiếng lành đồn xa còn thu hút gần 20 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.
“Để tượng có hồn và cảm xúc, người thợ sẽ dùng các công cụ thủ công để can thiệp gồm mắt, mũi, miệng. Ngay kể cả khoé miệng cũng cần chú ý, đục sâu sẽ không đạt được thần thái, tất cả không có công thức, rõ ràng như Toán học đòi hỏi người chế tạc phải cảm nhận, ở mức độ nào đó thì người thợ sẽ biết dừng khắc”, anh Trường cho hay.
Ông Nguyễn Đình Hanh, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phụng Châu cho biết: “Thôn Long Châu Miếu có diện tích tự nhiên là 60,7ha với 400 hộ dân (khoảng 1360 nhân khẩu). Hiện nay có 30 hộ mở xưởng điêu khắc đá và có 300/590 lao động chính trong thôn tham gia làm nghề truyền thống. Việc làm đã tạo thu nhập cho người lao động từ 8-15 triệu đồng/tháng. Tháng 12-2015, làng nghề điêu khắc đá Long Châu Miếu đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Bằng sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ của làng Trầm, tháng 12/2015, làng nghề điêu khắc đá Long Châu Miếu được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với ngành nghề điêu khắc đá, các sản phẩm chế tác đá mỹ nghệ.
Đến với làng Trầm, dọc hai bên đường vào làng là những bức phù điêu tượng điêu khắc đá sống động, độc đáo làm từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nơi đây. Đây chính là niềm tự hào và minh chứng cho sức sống của một làng nghề điêu khắc đá Long Châu Miếu.
Minh Anh - Quốc An
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt