07:10 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Làng nghề chè Phú Thịnh: Nỗ lực xây dựng thương hiệu “Chè Phú Thọ”

16:52 09/02/2022

(THPL) - Được coi là “cái nôi” của ngành chè Việt Nam, tỉnh Phú Thọ luôn xác định phát triển cây chè là một trong những chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Đến nay, cây chè đã được trồng rộng khắp tại các huyện ở Phú Thọ, trong đó nổi bật nhất là làng nghề chè Phú Thịnh (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ). Với sự đầu tư và chăm sóc tỉ mỉ, làng nghề chè Phú Thịnh đã và đang có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân làng nghề cũng có những thay đổi đáng kể.

Theo lời kể của một số hộ làm nghề chè lâu năm trong làng cho biết: Người dân Phú Thịnh trồng chè từ cách đây hơn 100 năm và được chính thức công nhận là làng nghề sản xuất và chế biến chè từ tháng 12/2014.

Sau 3 năm được công nhận, làng nghề chè Phú Thịnh đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân làng nghề có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt, để chủ động trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, tháng 9/2016, Hợp tác xã (HTX) sản xuất chế biến chè Phú Thịnh được thành lập.

HTX có 130 hộ trồng chè, trong đó có 60 hộ trồng kết hợp chế biến chè, với tổng diện tích khoảng 25 ha. Nhìn chung, HTX sản xuất chế biến chè Phú Thịnh tập trung vào hướng chuyên trồng, thâm canh các loại chè chất lượng cao để phục vụ cho việc chế biến chè Olong; đồng thời đổi mới máy móc, công nghệ phục vụ chế biến sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn như VietGap, HACCP; tìm kiếm, phối hợp với một số địa phương để mở rộng vùng nguyên liệu chế biến, mở rộng thị trường đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài.

Có dịp về thăm mảnh đất Tổ, ngồi nhâm nhi chén trà thoang thoảng mùi hương cốm, cảm nhận vị chát, ngọt 
Làng nghề chè Phú Thịnh đã gây dựng được thương hiệu, có mặt tại các cửa hàng, siêu thị lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc,Yên Bán, Hà Nội,…

Đến nay, HTX sản xuất, chế biến chè Phú Thịnh đã đầu tư xây dựng 50ha trồng chè an toàn theo quy chuẩn VietGAP. Qua các lớp tập huấn, thực hiện các mô hình điểm về ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên đoàn HTX Cộng hòa Liên bang Đức, người dân đã tích cực áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến từ khâu trồng, chăm sóc và chế biến chè.

Trong đó, chú trọng nhất đến áp dụng quy trình an toàn trong chăm sóc, chế biến để sản xuất được những sản phẩm chè chất lượng tốt mà vẫn bảo vệ được môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và người dân làm chè. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm chè được nâng lên kéo theo giá trị sản phẩm cũng tăng.

Những ngày đầu xuân, tình cờ chúng tôi có dịp  về thăm làng nghề chè Phú Thịnh. Không khó để bắt gặp, trước mắt chúng tôi là những đồi chè bạt ngàn, xanh mơn mởn ôm trọn mảnh đất nơi đây. Những đồi chè này, lúc nào cũng xanh ngút, mắt trổ búp non mỡn vào mùa xuân, hạ; mơ màng trong khói lam chiều của mùa đông...

Đến thăm làng nghề chè Phú Thịnh, chúng tôi không những được chiêm ngưỡng những nương chè xanh mướt, những cây chè cổ, nghe người già kể về nguồn gốc vùng chè đặc sản mà còn được ngắm không gian văn hoá trà,  thưởng trà giữa không gian khoáng đạt trong lành, chiêm ngưỡng  nghệ thuật hái chè của các nghệ nhân với những ngón tay như múa, cách thức sao vò chè bằng phương pháp truyền thống và hiện đại…

Nhiều năm trở lại đây, làng nghề chè Phú Thịnh đã gây dựng được thương hiệu, có mặt tại các cửa hàng, siêu thị lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc,Yên Bán, Hà Nội,…

Có dịp về thăm mảnh đất Tổ, ngồi nhâm nhi chén trà thoang thoảng mùi hương cốm, cảm nhận vị chát, ngọt và đâu đó âm vang câu hát:

“Em đưa anh đi thăm miền đất Tổ
Nơi Vua Hùng chọn đất đóng đô
Chín mươi chín con voi quay đầu Nghĩa Lĩnh
Vùng đất nơi đây sơn thủy hữu tình”.

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu