Làng nghề đúc tượng Phật "trăm tuổi" tại Sài Gòn: Gìn giữ và phát triển
(THPL) - Nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải là làng nghề làm tượng Phật có tuổi đời hơn 100 năm. Đây là nơi các nghệ nhân tạo ra các tác phẩm phong phú, đa dạng.
Tin liên quan
- Tài sản sở hữu trí tuệ thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Hội chợ Làng nghề 2024: Nơi tôn vinh, gìn giữ di sản truyền thống Việt Nam
Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với ba sản phẩm của Việt Nam
Ngân hàng tư nhân "vượt mặt", ngân hàng quốc doanh gặp khó
Hàn Quốc sẽ kiểm tra thực phẩm bảo quản bằng đường của 7 doanh nghiệp Việt
» Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và bộ sưu tập 2.022 tượng hổ đón năm mới Nhâm Dần
» Nghệ nhân Bùi Quang Đông: Ứng biến linh hoạt để vượt qua đại dịch
» Nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường – Người “thổi hồn” cho tranh đá quý
Làng nghề hơn 100 tuổi
Nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải là làng nghề làm tượng Phật có tuổi đời hơn 100 năm. Đây là nơi các nghệ nhân tạo ra các tác phẩm phong phú, đa dạng. Từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Di Lặc, chư vị hộ Pháp, tiêu diện, Thập Diện, Ngọc hoàng, 18 vị La Hán…
Dọc theo con hẻm, không khó để nhìn thấy hàng chục bức tượng đang được những người thợ lành nghề nơi đây miệt mài ngồi cạnh để thực hiện công đoạn tô màu, chà nhám, khắc họa.
Hỏi thăm về cơ sở đúc tượng nổi tiếng, chúng tôi được người dân chỉ đến cơ sở điêu khắc "Nghệ nhân Mai Văn Lai". Tại đây, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông áng tuổi đã quá lục tuần nhưng có đôi mắt sáng tinh anh, sở hữu đôi bàn tay vẫn khéo léo, nhanh thoăn thoắt đang đẽo gọt những chi tiết nhỏ đến lớn nhất của bức tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen. Ông là Mai Văn Kiệt (ông Tám), con ruột của cố nghệ nhân Mai Văn Lai.
Ông Kiệt chia sẻ: "Nghề đúc tượng Phật của gia đình tồn tại hơn 100 năm nay, đã được truyền lại cho bốn đời. Ngày xưa, ông Huệ Ngân là thầy dạy và là người đầu tiên điêu khắc tượng, đắp tượng Phật bằng cây. Sau đó, ông Mai Văn Lai (bố tôi) và Lê Văn Chánh phát triển, đúc tượng bằng xi măng và thạch cao. Nhiều người là con cháu hai ông còn mở cơ sở riêng trong làng nghề để sau gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật ngày càng trở nên đông đúc hơn"
"Để làm một bức tượng mất khá nhiều thời gian và cần phải trải qua nhiều công đoạn: Trước tiên người thợ làm khuôn bằng cách đắp cát theo hình thù tượng và đổ xi măng lên để khô tạo khuôn. Các bộ phận của tượng cũng được đúc riêng, sau đó ghép lại. Tiếp đến là khâu quét thạch cao, dùng chà giấy nhám làm láng tượng và quét qua một lớp sơn lót nền, sau đó phun lên một lớp màu tinh dầu trắng để khô, và tô màu cho tượng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định thành công một tác phẩm đúc tượng, đó là nghệ nhân phải gửi được "tâm" và "đạo" vào trong tác phẩm ấy ", ông Kiệt chia sẻ thêm về nghề.
Chùa Giác Hải còn, nghề đúc tượng còn!
Khi được hỏi về những khó khăn về nghề, nhiều nghệ nhân tại đây cũng chia sẻ: "Một phần vì đại dịch covid-19 khiến nhân công nghỉ nhiều, một phần do niềm đam mê đối với nghề của thế hệ trẻ ngày càng mai một. Tuy vậy, những người làm nghề trải qua bao thế hệ như chúng tôi vẫn luôn có niềm tin, sự lạc quan. Niềm tin về tổ nghiệp sẽ phù hộ cho hậu thế tiếp tục theo nghề cùng với đó là thương yêu, trân quý của Tăng Ni, Phật tử với những tác phẩm tâm linh được chúng tôi dồn tất cả tâm huyết vào để tạo dựng lên".
Ông Kiệt cho biết: "Bao nhiêu đời nay, chúng tôi đã sống được với nghề đúc tượng Phật là nhờ vào danh tiếng của ngôi chùa Giác Hải. Vì vậy, dù có khó khăn bao nhiêu, những nghệ nhân ở đây vẫn một lòng theo nghề. Có nhiều chùa đến thỉnh tượng không đủ tiền, hay vận động Phật tử chưa đủ, cơ sở chúng tôi cũng xin hùn phước để cho chùa có tượng Phật để thờ".
Anh Hội, một nghệ nhân tại đây cho biết: “Khi mới vào làm, tôi được các ông, các bác, các chú,… chỉ bảo rất tận tình, giúp tôi nuôi dưỡng cảm hứng và tình yêu nghề. Vốn sẵn kinh nghiệm từ nghề làm thợ bạc, tôi được giao nhiệm vụ làm khuôn cho những mẫu tượng. Gắn bó nhiều năm thì đây là giai đoạn khó khăn nhất bởi dịch bệnh và giá cả leo thang. Nhưng tôi vẫn luôn tự nhủ còn chùa thì nghề đúc tượng Phật còn. Được kế thừa và phát triển nghề hàng trăm năm do cha ông để lại tự bao đời ấy là hạnh phúc”.
Sông Trường
Tin khác
-
Nghệ An: Tăng trưởng GRDP 9 tháng trên địa bàn tỉnh ước đạt 8,3%, đứng thứ 16 cả nước
-
Thanh Hóa: Giả danh CSGT gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Thanh Hóa: Xử phạt nhà thuốc Hoa Mai 45 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 18 tháng
-
Thanh Hóa: Yêu cầu kiểm soát chặt việc thực hiện tận thu khoáng sản
-
Bộ sưu tập “ngọc lục bảo” trên Thành phố Đảo Hoàng gia
-
Bảng giá ô tô Land Rover mới nhất tháng 10/2024
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP
(THPL) - Các đối tượng giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để...07/10/2024 17:07:39Tăng liên kết để nâng cao giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thương hiệu Việt
(THPL) - Hiện nay, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt bình quân 8%/năm. Theo các chuyên gia, con số này có...07/10/2024 14:50:00Những kết quả nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng đầu năm
(THPL) - Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Tại phiên...07/10/2024 17:05:00Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội trao hơn 200 phần quà ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại bởi bão số 3
(THPL) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã trao hơn 200...07/10/2024 14:11:27
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
(THPL) - Ngày 19/9, Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp toàn quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 300 đơn vị trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này. - Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
- Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại...
- Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...