08:26 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Lâm Đồng: Gần 100 doanh nghiệp xin tạm dừng đóng BHXH

16:41 02/07/2020

(THPL) - Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng, sau những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có văn bản đề nghị tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong số các văn bản đề nghị tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, có 59 doanh nghiệp, cơ sở vẫn đang sản xuất kinh doanh cầm chừng; 39 doanh nghiệp đã có thông báo cho lao động nghỉ việc, nghỉ không lương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Khó khăn của các doanh nghiệp đã khiến gần 5.900 lao động mất việc làm, nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng.

Theo báo VOV, ông Trần Văn Sơn, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố đã chốt gần 2.200 sổ bảo hiểm cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội với 21 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với hơn 4.130 lao động. Đồng thời gải quyết chế độ cho 730 lao động phải nghỉ việc và nghỉ không lương của 13 doanh nghiệp. 

Lâm Đồng: Gần 100 doanh nghiệp xin tạm dừng đóng BHXH (ảnh minh họa)

Cũng theo ông Sơn, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, chúng tôi đã đến từng doanh nghiệp bị ảnh hưởng để tư vấn hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện phương án có lợi nhất cho người lao động. Song song với đó, chúng tôi chỉ đạo cán bộ các phòng nghiệp vụ rút ngắn thời gian giải quyết các chế độ chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi tiếp nhận được hồ sơ của người lao động thì trong vòng 1 ngày  chúng tôi đã thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm cho họ.

Theo báo Pháp luật và Xã hội cho hay, tính đến tháng 6/2020 cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong đó, số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng. Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất với 72%, tiếp đến là khu vực công nghiệp, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Số lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu người. Trong đó, trong đó lao động mất việc làm do các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh phá sản, giải thể hoặc thu hẹp sản xuất gần 900 nghìn người. Lao động mất việc làm tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, lao động ngành bán buôn, bán lẻ, ngành vận tải kho bãi và lao động trong ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Trong khi số lao động mất việc làm liên tục gia tăng thì kết quả giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm rất thấp (ước tính giải quyết việc làm cho 540 nghìn lao động, đạt 36,5% kế hoạch đặt ra, bằng 76,1% cùng kỳ năm trước), nhu cầu tuyển dụng lao động mặc dù tháng 6 bắt đầu gia tăng so với 5 tháng đầu năm nhưng vẫn rất thấp so với cùng kỳ năm 2019 (tại TP HCM giảm 28%, Hà Nội giảm 23%,...).

Đồng thời, một loạt các thị trường lao động lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc,...bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, nhiều đơn hàng tuyển dụng, đơn xuất cảnh lao động đều bị tạm dừng trong 6 tháng đầu năm. 6 tháng đầu năm 2020 mới có 33.500 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bằng 60,3% so với cùng kỳ năm trước), riêng trong tháng 5 các DN chỉ cung ứng được 126 lao động.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu