Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân
(THPL) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội phải có cơ chế, chính sách thể chế hóa Nghị quyết số 68 để phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững; kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Chiều ngày 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Đây là cuộc làm việc thứ 2 của Thủ tướng Chính phủ trong 2 ngày liên tiếp về nội dung này.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao Hội đồng Tư vấn chính sách tuy mới thành lập nhưng đã phát huy tốt kinh nghiệm phong phú, kiến thức sâu rộng, tinh thần làm việc cống hiến của các thành viên và đóng góp rất tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nhiều ý kiến sâu sắc, sát thực tiễn, giá trị cao cho việc hoàn thiện, trình Bộ Chính trị Đề án, Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.
Theo Thủ tướng, thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đòi hỏi phải nhanh nhạy, linh hoạt, kịp thời, phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả. Ở trong nước, chúng ta đã tổ chức Hội nghị Trung ương lịch sử bàn về những vấn đề lịch sử; triển khai quyết liệt, triệt để cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy; phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm tiếp theo.
Chính phủ đã trình Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết về "bộ tứ chiến lược", gồm: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Cùng với đó, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, trong đó trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV 44 dự án luật, nghị quyết (số lượng nhiều nhất trong một kỳ họp); hoàn thiện các văn kiện, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến đến Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương thể chế hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị, xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững. Các nội dung trong "bộ tứ chiến lược" theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị được triển khai đồng bộ, bài bản sẽ có tác động cộng hưởng tích cực với nhau.
Việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cần tập trung vào những vấn đề cấp thiết nhất cần giải quyết ngay, được người dân và doanh nghiệp quan tâm nhất, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, nhưng chưa có trong các dự án luật.
Theo Thủ tướng, các cơ chế, chính sách phải mang tính "đòn bẩy, điểm tựa", sát tình hình, phù hợp với điều kiện hiện nay, tạo tâm lý hứng khởi, phát huy tinh thần tự tin, tự lực, tự cường, tự hào trong vươn lên phát triển; khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy tối đa đổi mới sáng tạo; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
"Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của đất nước ta trong kỷ nguyên mới", Thủ tướng nhấn mạnh. Để phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, Nhà nước phải kiến tạo, con người là nền tảng, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và thể chế, cơ chế, chính sách là động lực.
Phân tích, nhấn mạnh thêm một số nội dung để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Thủ tướng chỉ rõ, phải có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân; tạo xu thế, phong trào phát triển doanh nghiệp tư nhân, mọi người, mọi nhà thi đua khởi nghiệp, thi đua làm giàu chính đáng.
Cùng với đó, xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tập đoàn kinh tế lớn tham gia các chuỗi cung ứng toàn đầu, trở thành các tập đoàn đa quốc gia; khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ thành doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp lớn hơn.
Rà soát, bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tiếp cận bình đẳng về nguồn lực, vốn, đất đai, tài sản công; đẩy mạnh hợp tác công tư. Chính sách đào tạo nhân lực phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường, cơ sở đào tạo.
Thủ tướng cũng chỉ đạo cần làm rõ hơn nội dung về giao nhiệm vụ, đặt hàng doanh nghiệp, tinh thần là phải "đúng vai, thuộc bài" trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Chính phủ điều hành, Nhân dân làm chủ, phát huy sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh phân cấp rõ ràng; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra. Việc đặt hàng, giao nhiệm vụ là không giới hạn về lĩnh vực hay quy mô công trình, dự án.
Dự thảo Nghị quyết cũng cần làm rõ hơn, nhấn mạnh hơn cơ chế, thể chế liên quan tới tài sản vô hình, thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm".
Thủ tướng cũng lưu ý tính toán thêm việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích Quỹ đầu tư tư nhân. Cùng với đó, các thủ tục đăng ký, giải thể doanh nghiệp phải đơn giản, nhanh và chi phí rẻ nhất. "Cơ quan quản lý cần xóa bỏ cơ chế xin-cho, làm rõ hơn chính sách thuế theo hướng đơn giản thủ tục, khuyến khích phát triển doanh nghiệp", ông nói.
Dự thảo nghị quyết này cần lấy ý kiến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, và hoàn thành, để trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 18/5.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 19/6: Bắc Bộ mưa vài nơi, Trung Bộ nắng nóng
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng ‘nhà Vinamilk’
Nam A Bank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch không tiền mặt
Warm-up Debating Championship 2025: Mùa 8 hứa hẹn nhiều bất ngờ và “bùng nổ”
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng nâng cao thương hiệu Việt
Bộ Giáo dục đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Bộ Y tế xử lý nhiều mỹ phẩm vi phạm, tiêu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị bệnh lý thần kinh
(THPL) - Bộ Y tế đã xử phạt nhiều đơn vị vi phạm hành chính, tiêu hủy nhiều sản phẩm, trong đó yêu cầu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị...19/06/2025 06:34:05Bộ trưởng Y tế: Thuốc đưa vào bệnh viện đều phải thông qua đấu thầu và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(THPL) - Ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình trước Quốc hội về tình trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả, khẳng...18/06/2025 15:47:00Ford Everest dẫn đầu doanh số phân khúc xe SUV cỡ D trong tháng 5
(THPL) - Ford Everest tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu doanh số phân khúc xe gầm cao cỡ D tại Việt Nam với 788 xe bán ra trong tháng 5/2025.19/06/2025 06:34:47Dự án “sống còn” Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
(THPL) - Dự án Aqua City của Novaland vừa chính thức hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm kiên trì và nỗ lực của Novaland; đồng thời khẳng...18/06/2025 14:16:42
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...