Kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương tiếp tục lao đao vì dịch Covid-19
(THPL) - Gần 1 tháng qua, nhiều tuyến phố trên địa bàn TP. Hà Nội khá đìu hiu, vắng vẻ, không còn cảnh những gánh hàng rong, buôn bán trà đá vỉa hè. Cùng với đó, nhiều cửa hàng kinh doanh không trong diện đóng cửa cũng chịu ế ẩm, vắng khách hàng, thậm chí đã căng biển đóng cửa, sang nhượng.
Tin liên quan
» Sở Y tế Hải Dương ra thông báo khẩn liên quan đến bệnh nhân Covid-19 số 1016
» Sáng 24/8, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Dập dịch từ bãi xe, quán nước
Sáng ngày 24/8, Công an quận Hoàn Kiếm tiếp tục tổ chức kiểm tra việc tuân thủ phòng chống, dịch Covid-19 tại các bãi trông giữ xe công cộng, quán cà phê… là nơi tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ dễ lây lan dịch bệnh.
Thông tin với báo chí, thượng tá Bùi Văn Đang, Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, sau khi tạm dừng tuyến phố đi bộ, những khu vực vỉa hè quanh hồ Hoàn Kiếm người dân không có nhu cầu gửi phương tiện nên không tổ chức trông xe.
Tuy nhiên, tại các bãi trông xe quanh Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ Sản… nhu cầu của người dân vẫn cao nên việc kiểm tra, đôn đốc của Công an quận vừa phải đáp ứng các quy chuẩn phòng chống dịch, vừa xử lý tình trạng vi phạm.
Thượng tá Đang thông tin, từ đầu năm 2020 đến nay Công an quận Hoàn Kiếm đã xử phạt 152 trường hợp bãi trông giữ xe vi phạm các lỗi như: thu phí quá quy định, vượt quá diện tích cho phép... Tổng số tiền phạt là 390 triệu đồng.
Hàng ngày, công an 18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng y tế các phường tổ chức tuần tra, kiểm soát quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân, các tuyến phố buôn bán sầm uất và các khu vực bãi trông xe tập trung đông người, làm nhiệm vụ từ sáng sớm tới đêm khuya.
Băng rôn cho thuê, sang nhượng...giăng khắp phố
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Hà Nội đã yêu cầu từ ngày 1/8, tất cả các hoạt động kinh doanh đông người trên địa bàn như quán bar, karaoke, hàng quán vỉa hè… phải tạm thời đóng cửa. Các loại hình kinh doanh khác như nhà hàng, quán ăn… vẫn được mở nhưng phải thực hiện giãn cách đủ an toàn.
Dịch Covid-19 tái bùng phát, nhiều người có tâm lý e ngại nên hạn chế đi ăn uống, mua sắm tại các trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống do lo sợ dịch bệnh. Điều này khiến nhiều quán hàng, khu chợ ở Hà Nội rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách, doanh thu sụt giảm.
Tại các chợ: Cầu Diễn, Nhổn... lượng hàng tiêu dùng, thực phẩm khá dồi dào và giá cả phải chăng nhưng khách đến mua lại rất thưa thớt, người bán nhiều hơn người mua.
Chị Trần Thu Hương, một tiểu thương bán quần áo lâu năm tại chợ Nhổn chia sẻ, chưa bao giờ quầy hàng của chị ế ẩm như hiện nay. Những năm trước, trung bình mỗi ngày chị bán được khoảng 20 bộ quần áo, váy thì hơn 1 tháng nay con số này rớt xuống thảm hại, có ngày chỉ bán được 1,2 bộ quần áo, có ngày không bán được bộ nào. Khi có khách đến mua, trả giá rẻ, lỗ vốn chị cũng bán, miễn là cầm được tiền.
Cũng theo ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc phụ trách Sở du lịch Hà Nội cho biết, 7 tháng đầu năm, Hà Nội ước đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 22.426 tỷ đồng, giảm 35.468 tỷ đồng. Công suất trung bình khối khách sạn ước đạt khoảng 32.74%, giảm 37.16%.
Có thể thấy, sau hơn 2 tháng mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội vừa bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì dịch Covid-19 trở lại khiến nhiều tiểu thương gặp khó, tiếp tục đối mặt với bài toán doanh thu, tiền thuê mặt bằng, chính sách kích cầu… để “tồn tại”.
Huyền Chi
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt