Khởi nghiệp kinh doanh: Không bán thứ ta có, cũng chẳng bán thứ khách cần!
(THPL) - Người ta thường nói: Hãy bán thứ khách cần chứ không phải bán cái bạn có. Tuy nhiên, kinh doanh ngày nay không phải là bán thứ ta có, cũng không phải thứ khách hàng cần!
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Thứ ta có mà khách hàng không có nhu cầu, cả nhu cầu hiện hữu (current, explicit needs) lẫn nhu cầu tiềm ẩn (implied, hidden needs), thì làm sao ta bán được? Ví dụ, ta không thể bán thịt cho người ăn chay trường, không thể bán quần áo thời trang mắc tiền cho đồng bào thiểu số nghèo ở vùng cao.
Còn thứ khách hàng cần thì ta lại không có, hoặc có, nhưng không đủ hấp dẫn, không có gì vượt trội so với đối thủ để họ mua, thì bán làm sao?
Do vậy, kinh doanh ngày nay, hãy bán thứ gì thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:
1. Thứ bạn đam mê. Ví dụ, nếu bạn mê nông nghiệp, hãy bán sản phẩm nông nghiệp; nếu bạn đam mê cà phê hãy bán cà phê; nếu bạn mê thời trang, hãy bán sản phẩm thời trang; mê làm đẹp, hãy bán mỹ phẩm hoặc dịch vụ làm đẹp; mê nghề cơ khí, hãy bán sản phẩm cơ khí... Có đam mê, sẽ dễ thành công hơn là bán thứ miễn cưỡng phải bán mà lòng thì chẳng thấy thích thú gì.
Bán thứ miễn cưỡng, rất mau chán; và nếu gặp khó khăn, rất dễ bỏ cuộc. Đam mê phải có ít nhiều ngay từ đầu, hoặc theo thời gian, phải tìm thấy nó trong sản phẩm mình bán.
2. Thứ bạn có năng lực vượt trội so với người khác. Ví dụ bạn giỏi nấu phở thì bán phở; bạn giỏi làm phần mềm thì bán phần mềm; bạn có năng lực đào tạo thì bán khóa đào tạo... Nếu bạn không có năng lực thì phải đi mua hay cộng tác với người có năng lực. Có năng lực, bạn mới có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ đem lại giá trị vượt trội cho khách hàng. Không có năng lực, bạn không thể cạnh tranh được với đối thủ; và không thể chinh phục được khách hàng.
3. Thứ thị trường cần, và nhu cầu đủ lớn, và có tiềm năng tăng trưởng. Nhu cầu (và sức cầu) ở đây bao gồm nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm ẩn (tức có trong sâu xa, nhưng chưa lộ ra; chỉ khi nào có ai gợi ý, giải thích, educate thì mới "à há", và biết là mình cần). Nếu nhu cầu thị trường có (tức có người cần), nhưng không đủ lớn hay không có tiềm năng phát triển thì không nên kinh doanh mặt hàng này vì nó mau bão hòa và suy thoái.
4. Thứ mình bán không vi phạm luật pháp, đạo đức, thuần phong, mỹ tục; không gây hại cho môi trường, cộng đồng, cho bản thân người mua... Ví dụ, không nên bán thực phẩm độc hại, chất gây nghiện, vũ khí, sản phẩm phản văn hóa, phi giáo dục..., kể cả khi khách hàng có nhu cầu và cần mua!
Bài viết này là để trả lời cho câu hỏi là liệu nên bán thứ ta có hay thứ khách hàng cần. Và cũng xin lưu ý, 4 thứ trên chỉ mới là điều kiện cần để bán, chưa phải là điều kiện đủ.
Cần nhớ nhu cầu (need) khác với sức cầu (demand). Có nhu cầu (cần) mà không có sức cầu (ví dụ, cần mua, muốn mua, nhưng điều kiện tài chính không cho phép mua) thì ta cũng không bán được, và không nên đổ công sức ra tìm cách bán cho nhóm khách hàng có nhu cầu này (dù họ cần).
Ví dụ, ai chẳng có nhu cầu thưởng thức những bữa ăn thật sang; nhưng bạn đừng mất công thuyết phục khách hàng có thu nhập thấp vào nhà hàng 5 sao, nơi một bữa ăn gia đình có thể làm mất đứt một tháng thu nhập của họ!
NGUYỄN HỮU LONG
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Văn phòng luật sư quận gò vấp
- Bàn ghế cafe giá rẻ
- Địa chỉ bán máy làm lạnh nước trái cây 2 ngăn uy tín, giá tốt
- tin tức eva