Hải Phòng: Cần chính sách cụ thể với lao động nhập cư
(THPL) - Theo tổng kết gần đây nhất từ Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, hiện tại có khoảng hơn 24% tổng số lao động trên địa bàn thành phố là lao động nhập cư. Do nhu cầu phát triển, dự báo tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng, đòi hỏi thành phố cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trong công tác quản lý lao động, xã hội, sinh hoạt dân sinh, an ninh trật tự…
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm cho 156.000 lao động trong năm 2020
» Hàng nghìn người lao động ở doanh nghiệp không nghỉ Tết
» Hà Tĩnh: Hơn 35.000 người lao động bất hợp pháp ở nước ngoài
Trên địa bàn TP. Hải Phòng hiện có khoảng 15.225 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số 506.789 công nhân lao động. Số lao động nhập cư tại Hải Phòng chiếm 24%, trong đó lao động nhập cư làm việc tại các khu kinh tế Hải Phòng chiếm trên 30%. Dự báo đến năm 2025, số lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hải Phòng sẽ đạt khoảng 800.000 đến 1 triệu người.
Phần lớn lực lượng lao động nhập cư tại hải Phòng đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Bình, lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số lao động tại các huyện lân cận của Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, trong đó lao động phổ thông người dân tộc thiểu số như Tày, Mường, Thái, Mông, Dao, Nùng, Ê đê, Pà Thẻn, Sán Chỉ… chiếm khoảng 36,6%. Họ những lao động tự do tại quê, chủ yếu làm nông nghiệp, vất vả, thu nhập thấp, muốn thoát ly ra đô thị mới tìm công việc có thu nhập cao hơn. Đa số đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, khoảng 70% vẫn chưa được đào tạo nghề, tỉ lệ được đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp khoảng hơn 50%. Nhân sự có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và trình độ cao đẳng, đại học chỉ có khoảng 30%. Về cơ bản trình độ như vậy là thấp so với yêu cầu nhân lực chất lượng cao của Hải Phòng.
Vì toàn ở xa đến Hải Phòng nên hầu hết lao động nhập cư phải tự thuê phòng, tại các khu nhà trọ được hình thành tự phát xung quanh các doanh nghiệp lớn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đa số những khu nhà trọ này đều do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là dãy nhà cấp 4, liền tường, diện tích chật hẹp, ẩm thấp, nóng, thiếu ánh sáng, không khí, không bảo đảm vệ sinh môi trường… ngoài ra theo thực tế phản ánh của công nhân và cán bộ chính quyền địa phương, tại các khu tập trung đông người nhập cư sinh sống, còn tồn tại khá nhiều các tụ điểm phức tạp ẩn chứa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, tín dụng đen, ma túy… cũng do làm việc xa địa phương, quê quán gốc nên những người lao động nhập cư cũng gặp không ít khó khăn trong các vấn đề liên quan đến dịch vụ công, con em người lao động nhập cư thường gặp không ít khó khăn để được tham gia các nhóm trẻ, trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học… Số lượng trường, lớp chưa đáp ứng được nhu cầu của phần lớn lao động nhập cư. Việc làm thủ tục nhập học thường phải chịu chi phí cao, hoặc việc chỉ trông giữ trẻ nhỏ trong giờ hành chính, cũng là khó khăn lớn đối với đa số lao dộng nhập cư, thường làm việc theo ca. Tại các doanh nghiệp, hiện tượng bất bình đẳng liên quan đến vấn đề tiền lương, làm thêm giờ, đối xử, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, thời gian nghỉ ngơi, chế lộ phúc lợi và quyền đại diện còn bất cập…
Trên thực tế, thực trạng nêu trên cũng đã được các ban, ngành chức năng của thành phố Hải Phòng dự liệu trước và có một số giải pháp, cùng không ít hội thảo, thảo luận, tổng hợp nhiều ý kiến xây dựng từ các cơ quan quản lý, công đoàn doanh nghiệp, công đoàn cơ sở, ý kiến người lao động… nhằm tìm giải pháp bảo đảm quyền lợi của những lao động nhập cư, giảm thiểu những nguy cơ mất an ninh, trật tự liên quan đến lao động nhập cư, UBND thành phố cũng đã bố trí một số địa điểm với tổng diện tích đất gần 160ha để xây nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Một số doanh nghiệp cũng xây nhà ở bán trả góp cho người lao động hoặc cho công nhân thuê, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu.
Sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của Hải Phòng đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế và những doanh nghiệp lớn, cùng với đó là những yêu cầu tất yếu về số lượng cũng như chất lượng cao của lực lượng lao động nhập cư, bù đắp cho số lao động địa phương hiện tại không thể đáp ứng. lao động nhập cư thực sự đã trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, để đảm bảo tốt dòng chảy lao động mang tính tất yếu đó, Hải Phòng cần có một chính sách cụ thể hơn nữa, chuyên biệt dành cho lao động nhập cư.
Quốc Cường
Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm cho 156.000 lao động trong năm 2020
Hàng nghìn người lao động ở doanh nghiệp không nghỉ Tết
Hà Tĩnh: Hơn 35.000 người lao động bất hợp pháp ở nước ngoài
Đi làm ngày Tết dương, người lao động được hưởng 400% tiền lương
Liên đoàn Lao động Hà Nội đưa 1.600 công nhân về quê ăn Tết
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt