Hà Nội: Nhiều vấn đề khi thay thế cơ sở ô nhiễm bằng chung cư, khu thương mại!? (Kỳ 1)
(THPL) - Với hơn 200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch buộc phải di dời ra khỏi khu vực nội đô nếu được thay thế bằng các tòa nhà cao tầng, khu đô thị liệu có phù hợp với quy hoạch?
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội tính đến thời điểm tháng 6 năm 2017, trong các quận nội thành thành phố còn trên 200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch buộc phải di dời ra khỏi khu vực nội đô. Tuy nhiên, đến nay, thời gian chính xác các cơ sở buộc phải di chuyển… vẫn là một ẩn số?!
Bởi lẽ, kể từ khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012 cùng với việc Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đã ra hàng loạt các Quyết định về việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành đến nay cũng đã được một thời gian khá dài…
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trước đây, quận Thanh Xuân được ví như là thủ phủ đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp nhẹ, tên tuổi một thời như: Công ty Thuốc lá Thăng Long, Cty CP in và thương mại Thống Nhất, Dệt Mùa Đông, Xe đạp Thống Nhất, Xe buýt Hà Nội,... Tuy nhiên, một trong số đó lại đang nằm trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đầu tiên phải kể đến, Công ty Thuốc lá Thăng Long (tại 235 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) nằm trên diện tích 64.226 mét vuông, gần khu dân cư được liệt vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã đôn đốc công ty thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Về phía công ty cũng đã có báo cáo đang thực hiện kế hoạch đầu tư di dời sản xuất đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai theo giấy chứng nhận đầy tư số 012211000342 ngày 13/10/2010 do Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cấp, dự án chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/2011.
Nhưng do điều kiện khách quan nên công ty chưa tiến hành di chuyển theo đúng tiến độ quy định. Bộ Công thương đã có Quyết định số 1453/QĐ- BCT ngày 05/11/2007 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án di dời Công ty thuốc lá Thăng Long. Việc di dời nhà máy sản xuất về KCN Thạch Thất – Quốc Oai sẽ hoàn thành trong năm 2018.
Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai nhưng đến nay việc xây dựng Nhà máy ở KCN Thạch Thất – Quốc Oai vẫn chưa hoàn thành. Vì vậy, không biết đến khi nào nhà máy mới đi vào hoạt động và việc di dời khỏi số 235, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân mới được thực hiện.
Bên cạnh đó, Công ty CP in và thương mại Thống Nhất (Công ty in Thống nhất) cũng là một ví dụ điển hình. Thế nhưng khi lãnh đạo Công ty này biết tin lại khá ngạc nhiên vì đơn vị mình lại được liệt vào danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bởi công ty đã ngừng hoạt động và đang cẩu máy móc.
Được biết, Công ty được thành lập từ năm 1960 từ sự hợp nhất 2 nhà in Lê Văn Tân tại 136 Hàng Bông và nhà in Kim Sơn tại 24 Lý Quốc Sư. Từ năm 2000 đến nay, Công ty in Thống Nhất phát huy thế mạnh của 3 địa điểm 136 Hàng Bông, 24 Lý Quốc Sư và 107 Nguyễn Tuân cùng với việc xây dựng thành công phương án cổ phần hóa. Tháng 6 năm 2005 Công ty cổ phần in và thương mại Thống Nhất được thành lập.
Trong phần giới thiệu, Công ty CP in và thương mại Thống Nhất cũng khẳng định có những địa điểm vàng cho kinh doanh thương mại như 24 Lý Quốc Sư (1.222,3m2), 136 Hàng Bông (979m2) và 107 Nguyễn Tuân (7,342m2).
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội thì địa điểm số 107, Nguyễn Tuân, Thanh Xuân nơi diễn ra hoạt động sản xuất chính hiện đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cụ thể: UBND quận Thanh Xuân đã tiến hành đôn đốc, nhắc nhở việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Cơ sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị tư vấn sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào quy trình xử lý nước thải nhằm xử lý triệt để các vấn đề còn tồn tại. Và như vậy, địa điểm 107 này cũng buộc phải di dời ra khỏi nội thành với thời hạn vào năm 2020.
Biến “đất vàng” thành dự án bất động sản?!
Như ở trên, quận Thành Xuân từng được ví như “thủ phủ” đặt trụ sở, nhà máy, nhà xưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi các công ty này được chuyển đổi thành công ty cổ phần thì trụ sở, nhà xưởng cũng chuyển đổi theo thành những dự án cao ốc, chung cư thương mại…
Đơn cử, tại Công ty Thuốc lá Thăng Long (tại 235 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) nằm trên diện tích 64.226 mét vuông. Theo quy hoạch thì khu đất này thuộc QHPK H2-3: Công cộng thành phố và khu vực; hỗn hợp dịch vụ thương mại, ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Tuy nhiên, đến ngày, 30/7/2015, khu đất này đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng khu chức năng đô thị tại Quyết định số 3638/QĐ- UBTP.
Theo đề xuất của Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan, sau khi di dời nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long ra khỏi nội đô, khu "đất vàng" tại số 235 Nguyễn Trãi sẽ được đầu tư xây dựng thành Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và dịch vụ nhà ở.
Được biết, Công ty Thuốc lá Thăng Long là một trong 3 khu trên mặt đường Nguyễn Trãi được ví như "khu đất vàng" đối diện với Royal City với tên gọi dân dã là Khu Cao Xà Lá bởi khu này là địa điểm của các nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá của Hà Nội.
Ngoài ra, Công ty CP in và thương mại Thống Nhất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 107 Nguyễn Tuân cũng được thay thế bằng dự án bất động sản.
Theo ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban dự án tại 107 Nguyễn Tuân cho biết, hiện Công ty in Thống Nhất đã di chuyển sang KCN đề tiếp tục sản xuất, tại địa chỉ 107 chậm nhất hết quý I (2019) là tiến hành xây chung cư đã được Thành phố phê duyệt.
Qua tìm hiểu được biết, số 107 Nguyễn Tuân đã được giới thiệu là khu chung cư với tên thương mại VIHA COMPLEX, tổng diện tích xây dựng là 3,733m2 trong tổng số diện tích khu đất 7,433m2, gồm 1 toà chung tư 33 tầng nổi và 3 tầng hầm; diện tích sàn xây dựng trên 78 nghìn mét vuông cho khoảng 470 căn hộ. Dự án khởi công tháng 4/2018 và bàn giao dự kiến quý II/2020 với giá trên 30 triệu/m2.
Như vậy, sau khi chung cư VIHA COMPLEX được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là một trong những yếu tố tạo thêm áp lực giao thông cho khu vực này vốn đang triển khai rất nhiều dự án chung cư cao tầng, khu thương mại …
Dư luận cho rằng, khi nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm buộc phải di dời ra khỏi nội đô nếu được điều chỉnh thành các siêu dự án bất động sản trong khi thiếu đất làm hồ điều hòa, cây xanh, trường học… sẽ làm tăng mật độ dân số, trái chủ trương giảm mật độ dân số trong nội đô.
Bởi lẽ, cuối năm 2014, trong Quyết định “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội” nhấn mạnh cần phải đưa ra các “vùng cấm” không cho xây dựng cao tầng hậu di dời. Tuy nhiên, từ chủ trương cách đây hàng chục năm, đến khi có Luật Thủ đô để hiện thực hóa chủ trương này, có hướng dẫn bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thì Hà Nội vẫn không thực hiện được.
>>Kỳ 2: Công ty CP in và Thương mại Thống Nhất có đủ "năng lực" để thực hiện dự án BĐS?!
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt