12:54 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đưa Việt Nam vào top 50 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Lâm Tới (T/h) | 21:09 15/06/2021

(THPL) Ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Theo Báo Công an nhân dân, đây được xem là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Tối thiểu 80% thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu 1 lần; Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính và tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.

Việt Nam phấn đấu nằm trong top 50 các quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Đặc biệt, chiến lược đặt mục tiêu sẽ thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia của Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam nằm trong top 50 các quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử và Chính phủ số; xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành đảm bảo an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Trước đó, Báo Lao động đưa tin, tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử vào gần giữa tháng 3.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dự kiến trong quý II/2021, Chính phủ sẽ phê duyệt Chiến lược Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số.

Các chỉ tiêu của Chính phủ điện tử sẽ cơ bản được hoàn thành trong năm 2021 với trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Chính phủ số Việt Nam sẽ được hình thành vào năm 2025 và thuộc top 50 thế giới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ số có sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, do vậy phải đi trước, đi đầu và tạo không gian phát triển cho kinh tế số, xã hội số.

Chiến lược Chính phủ số đặt ra 5 mục tiêu: Cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho người dân; Huy động sự tham gia rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; Sự vận hành tối ưu của các cơ quan nhà nước dựa trên dữ liệu và công nghệ số; Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, như y tế, giáo dục, giao thông…; Đột phá về thăng hạng trong xếp hạng quốc gia.

Chiến lược cũng đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng số quốc gia; Phát triển các nền tảng số quốc gia; Phát triển dữ liệu quốc gia; Phát triển các ứng dụng quốc gia; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

 

Lâm Tới (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu