17:46 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Đón chờ hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam

17:01 26/05/2021

(THPL) - Chiều nay 26/5, tại Việt Nam, "siêu trăng máu" sẽ xuất hiện trùng thời điểm với nguyệt thực toàn phần, tạo ra một cảnh tượng thiên văn hiếm có.

Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.

Lần nguyệt thực ngày hôm nay trùng với thời điểm Mặt Trăng ở vào vị trí gần Trái Đất nhất. Do vậy, giới quan sát sẽ được chứng kiến hiện tượng kép nguyệt thực và siêu trăng.

Năm nay, Việt Nam nằm trong khu vực địa lý có thể quan sát tốt hiện tượng nguyệt thực. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng khu vực mà khả năng quan sát cũng như thời gian quan sát nguyệt thực lại có sự khác biệt giữa các tỉnh thành.

(Ảnh: Life Savvy)

Báo VTC News đưa tin, theo Hội Thiên văn Hà Nội, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra cùng lúc. Thời điểm diễn ra hiện tượng này là vào ngày 26/5 (giờ Việt Nam).

Thời gian tốt nhất để quan sát tại Hà Nội là sau 19h, khi mặt trăng đã nhô lên đường chân trời và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bụi và khí quyển. Còn tại TP.HCM, nguyệt thực đạt cực đại từ 18h18 và kết thúc vào 18h25, người dân tại TP.HCM có thể quan sát hiện tượng này.

Báo VietNamnet thông tin thêm, các mốc diễn ra hiện tượng nguyệt thực chiều, tối 26/5 (giờ Việt Nam) như sau:

- 15h47: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng.

- 16h44: Nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và dần bị che khuất một phần.

- 18h18: Nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối.

- 18h25: Nguyệt thực toàn phần kết thúc, Mặt Trăng bắt đầu đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

- 18h35: khi Mặt Trăng mọc lên từ đường chân trời.

- 19h52: Nguyệt thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

- 20h49: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu