07:14 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực sẽ hội tụ sau hơn 150 năm vào cuối tháng này

18:40 26/01/2018

(THPL) - Những người yêu thiên văn sẽ được hưởng một bữa tiệc thịnh soạn vào ngày 31/1 khi ba hiện tượng hiếm gặp là siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực toàn phần cùng xuất hiện.

Đây là một sự kiện cực kỳ hiếm hoi, đã diễn ra vào khoảng 152 năm trước - năm 1866. Sự kết hợp thú vị này sẽ khiến mặt trăng trở nên sáng bất thường. Đặc biệt, nó còn khoác thêm lên mình “màu áo mới”. Các nhà khoa học NASA đã gọi đây là một sự kiện huyền diệu.

untitledsfg-crop-15168777810651245850981
Việt Nam nằm trong khu vực màu hồng đậm nhất - những nơi có thể quan sát siêu trăng máu xanh rõ và trọn vẹn nhất. (Ảnh: date and time)

Tạp chí Sky and Telescope cho biết nguyệt thực sẽ kéo dài gần 3 tiếng rưỡi. Để có thể bắt trọn khoảnh khắc trăm năm mới có một này, các nhà khoa học đã đưa ra dự báo chi tiết về thời điểm quan sát tốt nhất ở từng khu vực. Đối với khu vực Bắc Mỹ, như Alaska hoặc Hawaii, hiện tượng này sẽ được nhìn thấy trước bình minh ngày 31 tháng 1.

Đối với khu vực Trung Đông, Châu Á, Đông Nga, Úc và New Zealand, sự kiện này có thể được nhìn thấy trong buổi sáng ngày 31.

Ở Tây Âu và phần lớn châu Phi và Nam Mỹ, hiện tượng này sẽ chỉ diễn ra một phần vì đây là các khu vực không bị ảnh hưởng bởi nguyệt thực (trăng máu).

1_48782
Theo một số tôn giáo, trăng máu là điềm báo cho ngày tận thế, nhưng đối với người yêu thiên văn học ngày nay, trăng máu là hiện tượng không thể nào bỏ qua. (Ảnh: Internet)

Theo dự đoán của Hội thiên văn Việt Nam, pha nửa tối của nguyệt thực sẽ bắt đầu vào khoảng 17 giờ 50 phút (theo giờ Việt Nam), đạt cực đại lúc 20 giờ 29 phút (lúc Mặt trăng đi sâu vào bóng tối của Trái đất nhất) và sẽ kết thúc hẳn vào lúc 23 giờ 8 phút cùng ngày. Năm nay, người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam có thể theo dõi nguyệt thực toàn phần vào ngày 31/1 này.

Theo EarthSky.org, trăng xanh là hiện tượng xảy ra cứ 2,5 năm một lần. Đây là khái niệm chỉ trăng tròn lần hai trong một tháng dương lịch. Năm nay, trăng xanh dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/1 và ngày 31/8. Tuy nhiên Mặt Trăng sẽ không thực sự có màu xanh. Trăng tròn sẽ tối và đỏ trong suốt quá trình nguyệt thực và hiện tượng này còn được gọi là trăng máu.

Siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng tròn nằm ở điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó. Theo NASA, điều này sẽ khiến cho Mặt Trăng cực gần và cực sáng so với bình thường, lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi ở điểm xa Trái Đất nhất trong quỹ đạo. Nguyệt thực trăng xanh tuần tới lại tình cờ trùng thời điểm siêu trăng, tạo nên sự kiện cực kỳ hiếm gặp.

Mới đây, vào ngày 3/12, một siêu trăng cũng vừa xuất hiện. Thông thường không dễ gặp hiện tượng này đến vậy, vì thế đây có vẻ là giai đoạn may mắn của những người yêu trăng.

Trăng máu là hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng, với một tên gọi thông dụng hơn là nguyệt thực. Bóng của trái đất bao phủ lên mặt trăng tạo cho nó một màu đỏ như máu. Năm 2015, người xem trên toàn thế giới từng có dịp may thưởng ngoạn một "siêu trăng máu".

Trăng xanh là thuật ngữ chỉ việc mặt trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong cùng một tháng. Trong tháng 1/2018, sẽ có hai ngày trăng tròn là ngày 1/1 và 31/1, vì thế trăng tròn ngày 31/1 được gọi là trăng xanh.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu