Doanh nghiệp Việt và cơ hội khẳng định thương hiệu trên thị trường Halal
(THPL) - Với quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh, khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tin liên quan
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) báo lãi năm 2024 tăng mạnh
Bộ Công Thương nêu giải pháp để phát huy vai trò của các thương vụ
Vinh danh 133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Tăng cường kết nối, xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm OCOP Bạc Liêu
Nguyễn Chiến Trường: Khát vọng giúp doanh nghiệp bền vững bằng Triết học
» Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ các quy định về chứng nhận Halal
» Đa dạng hóa xuất khẩu: Đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
» Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD trong năm 2024
Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật Hồi giáo, trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến vấn đề ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt. Tiêu chuẩn Halal bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho người tiêu dùng Hồi giáo. Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm Halal tuân thủ các quy định của luật Hồi giáo.
Theo quy định của luật Hồi giáo, thực phẩm Halal được sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối theo các quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó, các thực phẩm Halal được chứng nhận là những sản phẩm đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đạo đức trong quy trình chế biến, chất lượng, xanh, sạch, đảm bảo sức khỏe.
Khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt đã được cấp chứng chỉ Halal
Liên quan đến thị trường Halal, từ ngày 20-22/12, Lễ hội Halal Melaka 2024 (MIHF’24) đã diễn ra tại Trung tâm thương mại quốc tế Melaka (MITC), Malaysia, thu hút được khoảng 25.000 khách tham quan. Văn phòng Thương vụ Việt Nam đã tham gia trưng bày sản phẩm với thế mạnh là các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, trong đó mặt hàng cà phê đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế.
Theo ông Ngô Quang Hưng, Bí thư thứ Nhất, Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Malaysia nhấn mạnh, Thương vụ rất chú trọng tham dự MIHF’24 bởi đây là cơ hội lớn cho các sản phẩm đã có chứng chỉ halal của Việt Nam.
Đề cập đến những sản phẩm Việt trưng bày tại MIHF24, ông Ngô Quang Hưng nêu rõ hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt đã được cấp chứng chỉ Halal với hơn 3.000 sản phẩm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, chè, hạt điều, cà phê, hồ tiêu và hải sản… đều là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người Hồi giáo và hiện đang được cộng đồng các quốc gia Hồi giáo tin dùng, đặc biệt là mặt hàng cà phê.
Theo đánh giá của những nhà phân phối cà phê hàng đầu Malaysia, người dân Malaysia ưa chuộng cà phê Việt Nam do hàm lượng cafein cao, giúp họ tỉnh táo và tập trung làm việc, cùng mùi thơm đặc trưng gây ấn tượng mạnh.
Theo báo cáo Thị trường Thực phẩm Halal Toàn cầu năm 2024 của hãng nghiên cứu thị trường Cognitive Market Research cho thấy giá trị thị trường thực phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt gần 2.548,5 tỷ USD trong năm 2024 và sẽ tăng lên 4.934,73 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 9,9% trong giai đoạn 2024-2031.
Khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) là thị trường tiềm năng
Quy mô thị trường thực phẩm Halal của MENA dự kiến tăng từ 192,6 tỷ USD năm 2022 lên hơn 228 tỷ USD năm 2024. Với quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh, khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong đó, Saudi Arabia là thị trường thực phẩm Halal lớn nhất tại MENA với quy mô thị trường dự kiến đạt 60,03 tỷ USD năm 2024. Mức tăng trưởng của thị trường này được dự báo đạt 3,8%/năm trong giai đoạn 2023-2029. Phân khúc lớn nhất của thị trường thực phẩm Halal Saudi Arabia là thủy hải sản, với giá trị ước đạt 10,63 tỷ USD năm 2024.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, hiện nay, Việt Nam mới chỉ có một đơn vị cấp chứng nhận Halal được Saudi Arabia công nhận. Đại sứ cũng chỉ một số thách thức đối với một số sản phẩm Halal của Việt Nam tại thị trường Saudi Arabia.
Một số sản phẩm Halal của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Saudi Arabia nhưng với số lượng còn ít, giá trị chưa cao, tiếp cận chứng nhận Halal còn khó khăn... Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia khác vốn đã có chỗ đứng trên thị trường Halal, trong đó mạnh nhất là Ấn Độ, Brazil và Mỹ.
Theo Đại sứ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chăn nuôi và sản xuất thực phẩm Halal, bên cạnh những khó khăn khác như nhân lực còn yếu, chuyên môn chưa cao; độ tin tưởng của khách hàng còn hạn chế; đầu tư cho dây chuyền sản xuất thực phẩm Halal thường có chi phí lớn trong khi việc thu hồi vốn chậm hơn so với việc sản xuất các sản phẩm thông thường khác.
Hơn nữa, chứng nhận Halal trên thế giới hiện nay không đồng nhất giữa các quốc gia Hồi giáo, khiến doanh nghiệp Việt Nam cùng lúc phải tiếp cận nhiều loại chứng nhận Halal khác nhau cho cùng một sản phẩm khi đưa vào các thị trường khác nhau, qua đó làm gia tăng chi phí.
Doanh nghiệp Việt và bài toán xuất khẩu sang thị trường Halal
Là một doanh nghiệp xuất khẩu thành công vào thị trường các nước Hồi giáo (Halal) nhiều năm nay, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) cho biết, trong những năm qua, xuất khẩu cá ngừ của Bidifisco sang châu Âu bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU, nên đơn vị đã đa dạng hóa thị trường, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Halal, với đơn hàng ngày một tăng. Hiện sản phẩm của Bidifisco đã đáp ứng các tiêu chuẩn, đạt chứng nhận Halal và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, đặc biệt các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Cũng theo kinh nghiệm của bà Cao Thị Kim Lan, để vào thị trường Halal buộc phải có chứng nhận Halal. Các nước hồi giáo chiếm 1/3 dân số thế giới. Người Hồi giáo sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh, sạch, đạt chứng nhận Halal. Các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí của họ để xuất khẩu bền vững.
Các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá, đa số các sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam đều có cơ hội thâm nhập vào thị trường các quốc gia Hồi giáo. Cụ thể, các sản phẩm không có bất cứ nguyên liệu nào bị cấm theo luật Hồi giáo. Thêm vào đó, trong suốt các khâu sản xuất, sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu luật Hồi giáo không cho phép. Đồng thời trong suốt quá trình sản xuất, sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu luật Hồi giáo không chấp nhận. Vấn đề này đang được các doanh nghiệp quan tâm khắc phục.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cũng đang hoàn thiện các tiêu chí theo yêu cầu của thị trường Halal, để có thể đưa sản phẩm thuỷ sản vào các thị trường này. Tuy nhiên, thị trường Halal cũng giống như các thị trường khác ở chỗ, mỗi quốc gia có 1 yêu cầu riêng nào đó, doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thì phải hoàn tất thủ tục các tiêu chí nhỏ này nữa.
Ông Firdauz Bin Othman, Tổng Lãnh sự Malaysia tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, tiêu chuẩn Halal đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc này đã đóng góp tích cực cho sự phát triển và gia tăng nhu cầu về các sản phẩm Halal. Thị trường Halal được tăng trưởng bởi sự phát triển dân số Hồi giáo toàn cầu cũng như nhu cầu về các sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Việc này đã mang đến những cơ hội lớn cho nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam có thể tiếp cận một cách chủ động đến thị trường Halal.
Còn bà Faiza Shafqat, Tham tán Thương mại và Đầu tư, Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam cho biết, Pakistan có hơn 200 triệu dân, 90% là người Hồi giáo, nên nhu cầu thực phẩm Halal rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm thịt. Mỗi năm, trung bình Pakistan nhập khẩu 2,7 tỷ USD thịt gà. Để xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp cần đạt được chứng nhận Halal của Pakistan, với những tiêu chuẩn cụ thể đã công bố trên website của Đại sứ quán.
Những người tiêu dùng tại Pakistan cũng luôn tìm kiếm logo Halal trên các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, vì đó là tiêu chuẩn cơ bản cho thực phẩm của người Đạo hồi. Hiện nay, việc cấp chứng nhận Halal vẫn là một trong những thách thức lớn khi các tiêu chuẩn không đồng nhất giữa các quốc gia Hồi giáo. Mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn riêng và sẽ cấp chứng nhận theo từng quốc gia hoặc khu vực. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ thị trường trước khi lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu.
Minh Anh (T/h)
Tin khác
-
Xanh SM nhận “hat-trick” giải thưởng trong tháng 12
-
Giám đốc công nghệ trẻ "mê như điếu đổ" VF 8
-
Khách hàng hào hứng lái thử dàn xe điện VinFast tại Techfest Vĩnh Phúc 2024
-
Hơn 260.000 lượt người tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
-
PNJ chiến thắng lớn chung cuộc tại giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam 2024
-
Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong, trụ cột của nền kinh tế số
Đại úy Trịnh Trung Hiếu: Lan tỏa nghĩa tình và trách nhiệm trong hành trình tri ân tại Bến Tre
(THPL) - Vừa qua Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Chi đoàn cơ sở Cục Cảnh sát giao...23/12/2024 13:06:00Giá vàng và ngoại tệ ngày 23/12: Vàng chịu áp lực giảm, USD ít biến động
(THPL) - Giá vàng thế giới dự báo sẽ trầm lắng trong tuần này khi Mỹ bước vào kỳ nghỉ Giáng sinh. Tuy nhiên, một số chuyên gia lưu ý, các báo...23/12/2024 10:50:19NSƯT Hoàng Hải tiết lộ hợp đồng hôn nhân với vợ
NSƯT Hoàng Hải thừa nhận mình và bà xã có thoả thuận vô cùng quan trọng.23/12/2024 12:53:29Dự báo thời tiết ngày 23/12: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ có mưa to
(THPL) - Hôm nay 23/12, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét...23/12/2024 07:09:18
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các đối thủ ngoại quốc
(THPL) - Theo các chuyên gia, hai giải thưởng dành cho VF 3 và VF 7 tại Car Awards năm nay không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội của xe điện VinFast, mà còn là sự ghi nhận về những thay đổi tích cực xe điện Việt mang tới cho người dùng. - Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
- Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024
(THPL) - Ngày 18/12/ 2024 – Công ty Cổ phần Sao Thái Dương vinh dự khi được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024. - Vinh danh 133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- VinFast được vinh danh tại hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng...
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá...