Doanh nghiệp và bài toán lành mạnh hoá thị trường thương mại điện tử
(THPL) - Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng mở rộng, thói quen tiêu dùng cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online (trực tuyến) thông qua phương tiện điện tử. Ngoài những ưu điểm to lớn của thương mại điện tử, vẫn tồn tại những mặt trái nguy hiểm cần phải kiểm soát chặt chẽ.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Thương mại điện tử: Cơ hội vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt
» Bộ Công Thương cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua thương mại điện tử
» Làng nghề truyền thống “thay da đổi thịt” nhờ thương mại điện tử
Trên thực tế, việc kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại trực tuyến thông qua các hình thức thương mại điện tử ngày càng trở nên hữu dụng và được người dân yêu thích, sử dụng. Thương mại điện tử không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế mà còn trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”.
Với những ưu điểm nổi bật như hàng hóa đa dạng, đặt hàng dễ dàng, thanh toán, nhận hàng thuận tiện…, thương mại điện tử đã trở thành kênh mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, phương thức mua sắm này cũng bộc lộ những hạn chế, nổi cộm là vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Theo Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Nguyễn Đức Lê nhìn nhận, thương mại điện tử không cố định một nơi, mà ở nhiều quốc gia, xuyên biên giới; hàng hóa phân tán nên khó xác định… Không ít đối tượng mở gian hàng, giảm giá, khuyến mại để bán nhiều loại hàng lậu, hàng giả; khi hết chương trình, gian hàng cũng biến mất. Ngoài ra, một số sàn thương mại điện tử chưa chặt chẽ ở khâu kiểm soát, xác minh các loại sản phẩm, hàng hóa, bỏ lọt nhiều loại hàng giả, hàng nhái…
Liên quan đến vụ việc sai phạm, theo báo Hà Nội mới, trước đó ngày 10/6, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và Công an huyện Hoài Đức đã kiểm tra cơ sở sản xuất mật ong ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, phát hiện và thu giữ 2.000 lít mật ong được làm từ đường, nha và nước cốt mạch. Mật ong giả được bán với giá 99.000 đồng/lít trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2022, lực lượng quản lý thị trường đã tạm giữ gần 13.000 sản phẩm gồm giày dép, quần áo, chăn, ga, gối, đệm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, tại một cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa. Số hàng trên được bán qua mạng xã hội, có ngày chốt hàng nghìn đơn hàng, doanh số hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Đây chỉ là hai trong rất nhiều vụ việc vi phạm trên môi trường thương mại điện tử được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thời gian qua.
Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2022, thì Việt Nam đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Bên cạnh đó, có thể coi những ảnh huởng từ đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế, lúc này thị trường thương mại điện tử càng có những bước tăng tốc mạnh mẽ, tăng trưởng bứt phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, khiến nhiều sàn thương mại điện tử chạy theo việc thu hút người bán tham gia, mà chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh thông tin các loại hàng hóa, nên đã tạo kẽ hở cho nhiều mặt hàng có dấu hiệu vi phạm tính thuần phong mỹ tục chen chân, xuất hiện tràn lan trên không gian mạng…
Theo báo Công Thương, điển hình, Lazada được xem là trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay, thuộc Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Vào trang web của Lazada ta có thể tìm thấy rất nhiều mặt hàng, đa dạng sản phẩm… Người tiêu dùng không khó để bắt gặp những sản phẩm được minh họa bởi hình ảnh nhạy cảm, lộ các vòng 1, 2, 3 được người mẫu chụp với nhiều tư thế phản cảm, gây khó chịu với khách hàng, để giới thiệu về đồ ngủ sexy, dầu massage...
Hình ảnh quảng cáo nội y trên trang web Shopee hay Sendo hoặc trên Tiki... để lộ hình ảnh nhạy cảm của người mẫu. Những hình ảnh này không chỉ phản cảm với người tiêu dùng mà còn là văn hóa độc hại đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Để đảm bảo phát triển thương mại điện tử một cách lành mạnh, cạnh tranh và hiệu quả, nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế, thì việc kiểm soát những “Nội dung quảng cáo trực tuyến” là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát các thông tin phải đảm bảo an toàn, an ninh trên không gian mạng.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ủy viên thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, khái niệm “Thuần phong mỹ tục” đã tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật, đó không chỉ là toàn bộ phong tục truyền thống, đạo đức, lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mà nó còn mang bản sắc đặc thù về văn hóa, gia phong có tính truyền thống lâu đời của tổ tiên, dân tộc.
Hiện tại, đã có các Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, văn hóa, quảng cáo và giao dịch điện tử. Tuy nhiên, pháp luật đã cấm mà còn vi phạm nhiều lần, thì xem xét tính phù hợp để phạt tiền các đối tượng này, nhưng nếu cố tình vi phạm thì phải cắt các hợp đồng hợp tác của nhà cung cấp đó để răn đe. Vì mình đang gìn giữ tính chất đặc thù về giá trị tốt đẹp và bản sắc dân tộc, nhưng họ đã cố tình phá vỡ những khái niệm đó bởi những hình ảnh dung tục, gây tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe của cộng đồng và ảnh hưởng tâm lý xã hội. Ông Hậu nhấn mạnh.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Huyền, năm 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm. Lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 3.000 vụ lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng lậu, xử phạt hành chính hơn 20 tỷ đồng. Mỗi năm, có khoảng 300 website và ứng dụng thương mại điện tử có dấu hiệu vi phạm được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cung cấp tới các cơ quan chức năng để làm rõ và có biện pháp xử lý.
Tuấn Linh (t/h)
Tin khác
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024