Thương mại điện tử: Cơ hội vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt
(THPL) - Việc tận dụng được các thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp có thể len vào các thị trường khó tính - nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống.
Tin liên quan
- Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận: “Tôi là ly trà trong một bộ ấm chén”
Hà Nội: Phát huy tinh hoa của "Đất trăm nghề"
Thiết kế sáng tạo quyết định năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ
Tài sản sở hữu trí tuệ thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Hội chợ Làng nghề 2024: Nơi tôn vinh, gìn giữ di sản truyền thống Việt Nam
» Bộ Công Thương cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua thương mại điện tử
» Thương mại điện tử phục vụ mục đích xuất nhập khẩu là tương đối hiệu quả
» Gần 14.000 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID -19 vi phạm trên sàn thương mại điện tử bị yêu cầu gỡ bỏ
Trong báo cáo về xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam do Amazon vừa công bố, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam ước tăng trưởng trên 20%/năm, đạt hơn 75 nghìn tỷ đồng trong năm ngoái. Dự kiến trong năm 2022 và những năm sau, xuất khẩu qua thương mại điện tử tiếp tục tăng cao. Một điểm đáng chú ý nữa là 64% doanh số trong 75 nghìn tỷ đồng lại là từ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Theo bà Trương Cẩm Xuyến, Quản lý Phòng Xuất khẩu Công ty TNHH Tanisa, cho biết: "Để đưa sản phẩm của chúng tôi lên trang thương mại điện tử Amazon và Alibaba thì sản phẩm chúng tôi phải đạt được chất lượng xuất khẩu và nhà máy chúng tôi phải đạt được ISO và FDA tiêu chuẩn của Mỹ".
Nhiều doanh nghiệp cũng đã tiếp cận với các trang thương mại điện tử quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu bởi ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng các nước thông qua trang thương mại Amazon, các doanh nghiệp còn có cơ hội ký kết các hợp đồng lớn với các nhà phân phối lớn qua trang thương mại điện tử Alibaba.
Báo VTV News đưa tin, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Giám đốc Kinh doanh Công ty SXTM Xuất nhập khẩu Cà phê Napoli cho biết: "Khi đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử quốc tế, giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên 30% so với cùng kỳ năm ngoái".
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, hàng hóa của các doanh nghiệp đã có mặt ở các sàn thương mại điện tư Amazon. JD.com, Alibaba, Shopee Global… chủ yếu là nông sản thành phẩm, thủ công mỹ nghệ, nội thất, gia dụng…. Đây là những sản phẩm do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ tạo ra.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), cho biết: "Cũng nhờ những doanh nghiệp thương mại cho nên nhanh chóng thúc đẩy các sản phẩm chưa đạt được tiêu chuẩn nâng tầm lên để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trực tuyến".
Theo các chuyên gia, việc tận dụng được các thị trường thương mại điện tử, đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ được tiếp cận thị trường rộng lớn với sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường, đồng thời len vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo các truyền thống.
Cũng đánh giá về TMĐT, báo Tuổi Trẻ cho hay, ông Đặng Hoàng Hải - cục trưởng Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương cho rằng với doanh thu TMĐT theo mô hình B2C toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, đặc biệt thị trường TMĐT của các quốc gia là đối tác xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam - như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia EU - ngày càng tăng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường.
Việc tận dụng được các thị trường TMĐT phát triển mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp có thể len vào các thị trường khó tính - nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Hình thức này cũng giúp giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đang có cơ chế hỗ trợ. Theo Kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ xây dựng gian hàng quốc gia trên một số sàn TMĐT lớn của thế giới, tổ chức các không gian hàng Việt là nơi tập trung các thương hiệu uy tín, có hàm lượng nội địa hóa cao, được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ.
Các thị trường đang được hướng tới là Đông Nam Á, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…
Ông Hải cho rằng chắc chắn TMĐT xuyên biên giới sẽ mở ra câu chuyện xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác vốn là thế mạnh của Việt Nam. Đây là cơ hội không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung mà cho cả các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã, các cá nhân.
Tú Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận: “Tôi là ly trà trong một bộ ấm chén”
-
Nghệ An: Giải cứu thành công cá thể Sơn Dương quý hiếm mắc bẫy trong rừng
-
Nghệ An: Triệt xóa ổ nhóm cho vay nặng lãi 365%/năm
-
TP.HCM: Bàn về các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn
-
Khai mạc hội nghị khoa học quốc tế thường niên hpass lần thứ 8 với chủ đề “Vẻ đẹp từ phẫu thuật tạo hình.”
-
Kamito Open lần thứ III – năm 2024: “Ngày hội cầu lông của cả nước”
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam xếp hạng 11 thế giới
(THPL) - Theo công bố bảng xếp hạng môn futsal ở nam và nữ của FIFA ngày 11/11/2024, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã vươn 2 bậc lên hạng 11 thế...12/10/2024 18:18:15Khoanh vùng đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử
(THPL) - Theo Cục Thuế TP. Hà Nội, tính từ đầu năm đến nay, số thu trên lĩnh vực thương mại điện tử từ hộ kinh doanh, cá nhân đạt hơn 1.000...12/10/2024 21:21:26Các công ty xổ số phía Nam tiếp tục báo lãi lớn
(THPL) – Theo báo cáo, trong 9 tháng qua, 21 công ty xổ số kiến thiết phía Nam có doanh thu vé số truyền thống đạt 103.708 tỷ đồng, tăng 0,87% so...12/10/2024 15:11:29Gom yêu thương cùng em đến trường!
(THPL) - Với mong muốn cho các em học sinh nghèo tại các điểm trường xa xôi còn gặp nhiều khó khăn “Mỗi ngày đến trường là một ngày...29/09/2024 11:53:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Xu hướng tìm kiếm dịch vụ trong thời đại công nghệ - Đâu là giải pháp an toàn?
(THPL) - Trong kỷ nguyên số 4.0, cách thức con người tiệm cận thông tin đã có những thay đổi ngoạn mục. Từ thời đại mà “Google là câu trả lời cho mọi thứ”, giờ đây, hàng loạt nền tảng mới như Facebook, TikTok hay Instagram… đã trở thành kênh thông tin xã hội phổ biến, cung cấp vô số lời khuyên, mẹo vặt và dịch vụ hấp dẫn. Nhưng, liệu những thông tin đó có thực sự đáng tin cậy và chính xác như chúng ta kỳ vọng? Liệu những dịch vụ mà chúng ta tìm thấy có giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng hay lại gây thêm rắc rối? - Imagine Dragons sẽ trình diễn trong Supershow 8Wonder tại TP.HCM
- ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
- Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...