Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó linh hoạt, mở rộng thị trường
(THPL) - Trước mức áp thuế mới của Mỹ, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp để xuất khẩu nông sản không bị ảnh hưởng.
Chiều 7/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ cùng các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu nông sản chủ đạo sang thị trường Mỹ. Cuộc họp diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng mới hôm 3/4.

Tại cuộc họp, ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, trong những năm vừa qua, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đều đạt trên mức 13 tỷ USD (xuất siêu trên 10 tỷ USD) và nhập khẩu từ Mỹ khoảng trên 3 tỷ USD/năm. Riêng năm 2024 xuất khẩu đạt 14,31 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023 và nhập khẩu đạt 3,44 tỷ USD.
Quý I/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ đạt 3,21 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2024 và nhập khẩu từ Mỹ đạt 914 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các mặt hàng chủ lực qua nhiều năm vẫn là gỗ, tiêu, điều, thủy sản, cà phê và rau quả.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp
Với phân khúc thị trường trên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam lo lắng trước mức áp thuế này. Theo ông Phong, việc áp thuế cơ bản 10% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ có tác động trực tiếp đến tổng thể cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ nói chung, tác động lớn đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam và ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2025.
Hiện nay, dù Mỹ đưa ra mức thuế đối ứng là 46%, tuy nhiên có khả năng mức áp dụng cho từng ngành là khác nhau. Do đó, cần có sự phân tích đánh giá một cách cụ thể hơn về biểu thuế sẽ áp đối với từng mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Trước mức áp thuế mới của Mỹ, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp để xuất khẩu nông sản không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam đã có mặt tại Mỹ để đàm phán trực tiếp. Hiệp hội Gia vị Mỹ cũng đề nghị Chính phủ nước này không nên áp mức thuế 46% lên hồ tiêu và gia vị Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần chủ động ứng phó linh hoạt, mở rộng thị trường
Về dài hạn, các doanh nghiệp, hiệp hội cần chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang một số nước có FTA (Hiệp định Thương mại tự do) với Việt Nam, tương ứng với tiêu chí về dung lượng thị trường, có thể là Trung Quốc hoặc châu Âu.
Phân tích từng mặt hàng gắn với nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Đơn cử như gỗ và sản phẩm gỗ hướng đến Nhật Bản, Trung Quốc, EU; thủy sản hướng đến Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; hạt điều hướng đến EU, Trung Quốc, UAE, Anh; hạt tiêu hướng đến EU, UAE, Ấn Độ, Trung Quốc; cà phê hướng đến Đức, Italia và Nhật Bản…Dù ở thị trường nào thì chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn cần được chuẩn hoá ở mức cao nhất, tránh bị động vào một thị trường cụ thể.
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, Bộ và Chính phủ đã có nhiều động thái ngay sau khi ông Trump công bố mức thuế đối ứng mới, trong đó con số đưa ra với Việt Nam là 46%.
Hiện nay Việt Nam mong muốn có thể đàm phán với phía Mỹ để đưa ra các giải pháp nhằm hạ mức thuế này. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh chúng ta phải luôn chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất là Hoa Kỳ vẫn áp dụng chính sách này, không trì hoãn.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, trước thử thách lớn, Chính phủ và các bộ, ngành xác định phương châm chỉ đạo là: bình tĩnh, linh hoạt, bám sát thực tiễn, đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán. "Quan điểm của Việt Nam là không đối đầu, mà tìm kiếm các giải pháp tổng thể, lâu dài, trong đó đặc biệt chú trọng đàm phán", Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã được Chính phủ chỉ đạo từ trước. Trong đó, việc đàm phán với các đối tác của Mỹ như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, nhằm có tiếng nói chung với Chính phủ Hoa Kỳ.
Đặc biệt, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân duy trì kế hoạch sản xuất, không thay đổi trong thời gian này. Đồng thời sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường thay thế và tiếp tục ghi nhận các kiến nghị từ doanh nghiệp, hiệp hội để đề xuất với Chính phủ.
Minh Anh
Tin khác
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Dự báo thời tiết ngày 28/4: Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời dịu mát
Các doanh nghiệp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Triệt phá xưởng sản xuất bột canh, mì chính, dầu ăn giả tại Phú Thọ
Thủ đoạn mới của các doanh nghiệp sản xuất sữa giả, thuốc giả
Thời tiết ngày 27/4: Miền Bắc mưa to diện rộng, cảnh báo lốc, sét
Hàng vạn người dân tham dự lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn 2025
(TH&PL) - Tối 26/4, hàng trăm nghìn người dân và du khách đổ về quảng trường biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), tham dự khai mạc lễ hội du lịch biển...27/04/2025 08:56:06Tọa đàm kết nối, khám phá du lịch xứ Thanh
(TH&PL) – Ngày 26/4, tại Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm famtrip khám...27/04/2025 06:08:57Kiểm soát thị trường vàng: Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch vàng, hạn chế đầu cơ, làm giá
(THPL) - Nhận định về thị trường vàng, TS Lê Ngọc Dũng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ...26/04/2025 16:52:00Động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo tại Triệu Sơn, Thanh Hóa
(TH&PL) - Vào sáng 26/4, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo thuộc...26/04/2025 15:31:53