10:24 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Phát triển thương hiệu để cạnh tranh

| 09:32 14/02/2017

(THPL) - Để cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập thì việc giữ và phát triển thương hiệu Việt trước sự xâm lấn, thôn tính của các thương hiệu nước ngoài đang là vấn đề sống còn của DN Việt Nam, nhất là DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Bà Đỗ Thùy Dương - Tổng giám đốc Công ty Hội tụ nhân tài (TALENTPOOL) - chia sẻ: Mỗi năm, chúng ta có khoảng 500 DN Hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng chỉ có 42 DN (8%) giữ vững thương hiệu này trong liên tục 20 năm. Những chiếc máy tính mang thương hiệu FPT ít ỏi, hay bút bi Thiên Long, giấy Bãi Bằng… dù rất nỗ lực để thay đổi vẫn bị cạnh tranh bởi đối thủ nước ngoài.

Theo bà Đỗ Thùy Dương, tại Việt Nam có 5 DNNVV thành công gồm: Công ty Du lịch Buffalo truyền cảm hứng cho hàng trăm DN trong lĩnh vực du lịch và được ghi nhận như một thành tựu điển hình của người Việt trên thị trường châu Âu; Công ty Cỏ May ghi dấu ấn trong lĩnh vực nông nghiệp và được người tiêu dùng lựa chọn không chỉ bởi chất lượng sản phẩm vượt trội mà còn là cam kết mạnh mẽ của DN với trách nhiệm xã hội; Công ty TNHH Sản xuất và thương mại ổn áp Nhật Linh Lioa là niềm tự hào trong lĩnh vực thiết bị điện dân dụng và công nghiệp; Trường Nguyễn Siêu trở thành biểu tượng thành công của hệ thống trường tư của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới giáo dục; Canifa khẳng định bản lĩnh các DN thời trang Việt với sự nỗ lực không ngừng đổi mới.

Cũng theo bà Dương, công thức phát triển của các DN này có những điểm chung bao gồm: Sự liên tục học hỏi và lắng nghe khách hàng; kết nối và hợp tác; xây dựng văn hóa DN vững mạnh hiệu quả; xây dựng hệ thống quản trị chuẩn mực, đơn giản, dễ áp dụng và liên tục được cải tiến; chủ động và tích cực tiếp cận các nguồn lực cho sự phát triển.

Phát triển thương hiệu tốt là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ảnh: Internet

“Mọi nỗ lực của họ là nhằm thay đổi chính mình để dẫn dắt thị trường nhỏ mà mình đang định vị thay vì cứ chăm chăm xem đối thủ đang làm gì để rồi xoay sở trong không gian hạn hẹp và cùng tụt dốc”. - bà Dương nói.

Liên quan đến vấn đề này, theo PGS. TS Đỗ Quốc Thịnh - chuyên gia cố vấn Chương trình Thương hiệu Quốc gia, DN Việt nói chung và các DNNVV của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn liên quan đến tài chính, nguồn nhân lực và ngay cả trong nhận thức cũng còn những hạn chế. Vì vậy, DN chưa có sự đầu tư trong vấn đề xây dựng thương hiệu.

“Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao và phức tạp. Họ nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm thông qua nhiều hình thức, và thương hiệu là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực mà người tiêu dùng sử dụng. Chính vì vậy, DN cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu để tạo dựng lòng tin đối với khách hàng, mở rộng thị phần và phát triển DN” - ông Thịnh nói.

Với bài học kinh nghiệm thất bại và thành công trên thương trường, ông Nguyễn Cảnh Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Alpha books cho rằng: “Xây dựng thương hiệu cần phải gắn liền với bảo vệ thương hiệu nhằm bảo đảm cho sự trường tồn và không ngừng lớn mạnh của DN”.

Trung Hiếu (T/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu