03:21 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đánh bay rệp sáp – mối nguy hại hàng đầu của người trồng cà phê

PV | 11:58 12/03/2020

(THPL) - Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài rệp sáp gây hại rễ cà phê nguy hiểm nhất. Chúng gây hại chủ yếu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, chích hút dịch ở phần gốc cây, cổ rễ và rễ cây. Bà con cần nghiên cứu kỹ đặc điểm hình thái của loại rệp sáp này.

Rệp sáp gây hại vào tất cả các mùa trong năm, nhưng mạnh nhất là mùa khô. Cây cà phê bị rệp sáp hại rễ thường có triệu chứng sinh trưởng và phát triển rất kém, lá vàng úa từ gốc lên ngọn và rụng từ từ. Bên ngoài rễ cà phê bị hại có một lớp vỏ xốp, màu đen do các sợi nấm hình thành, dưới lớp vỏ xốp này là rệp sáp. Cây bị suy yếu, rễ bị thối, cây héo vàng dần, khi bị nặng lá rụng hàng loạt, quả nhỏ, hạt bị lép, cây khó hồi phục và có thể bị chết.

Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng rệp sáp hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.

Rệp sáp hại rễ thường chích hút ở phần cổ rễ trước và lan dần ra các rễ ngang và rễ tơ. Chúng phát triển mạnh trong mùa mưa khi ẩm độ đất cao. Gặp điều kiện thuận lợi rệp sáp rễ sẽ kết hợp với nấm Bornetina Corium tạo thành “măng sông” bó chặt làm cho rễ kém hoạt động và nhanh chóng bị hủy hoại, đồng thời làm cho thuốc hóa học không thể thâm nhập qua. Chất thải do rệp tiết ra là nguồn thức ăn của các loài kiến và kiến là tác nhân chính giúp rệp phát tán.

Vòng đời của rệp sáp hại rễ cà phê dao động từ 20 - 50 ngày. Khác với rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ đẻ con. Rệp con sau khi đẻ được 2 - 3 ngày sẽ di chuyển ra khỏi phần bụng của rệp mẹ để tìm nơi sinh sống mới. Một con rệp có thể đẻ khoảng 200 con và đẻ làm nhiều lứa.

Có thể thấy, rệp sáp gây hại cho cây cà phê có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân. Tuy nhiên, rệp sáp có thể được phòng ngừa và loại trừ nếu bà con áp dụng và tuân thủ các biện pháp sau đây.

Biện pháp canh tác

Trong mùa mưa, người nông dân nên kiểm tra định kỳ phần cổ rễ cà phê ở dưới mặt đất, đặc biệt ở những vùng có tiền sử rệp sáp hại gốc, để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp. Bà con nên đặc biệt lưu ý những cây có biểu hiện vàng và nhiều kiến.

Khi thấy có rệp sáp bà con phải tiến hành xử lý sớm khi rệp mới xâm nhập gây hại, nếu không rất khó phòng trừ. Đối với những cây cà phê bị hại quá nặng có thể nhổ bỏ và mang tiêu hủy để tránh lây lan sang những cây khác trong vườn.

Biện pháp hóa học

Bà con cần phun thuốc diệt trừ rệp sáp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có lá non, bông, trái non, nên phun nước trước khi phun thuốc. Để tiêu diệt tận gốc các rệp sáp, Công ty cổ phần Nông Dược HAI đã có các sản phẩm: Applaud 25WP, Azorin 400WP, Nurelle' D 25/2.5 EC. Bà con cũng cần lưu ý 7 ngày sau phun lặp lại lần 2 để trừ triệt để rệp sáp, ngăn ngừa tái phát.

Sản phẩm Nurelle' D 25/2.5 EC của Công ty Cổ phần Nông dược HAI

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc bảo vệ thực vật, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 028.38.292.805; Fax: 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu