Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế nhu nhập doanh nghiệp với trường học, bệnh viện công
(THPL) - Sáng ngày 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp với các đơn vị y tế, giáo dục là một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm nêu ý kiến và tranh luận.
Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 12/5, ĐBQH cho rằng các đơn vị y tế, giáo dục công lập tự chủ vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, không được để lại nguồn thu cho đầu tư phát triển hạ tầng là chưa phù hợp.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) bày tỏ đồng tình, đánh giá cao chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác…
Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn khi các chương trình y tế, giáo dục công lập không nhận hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt các đơn vị y tế tự chủ (những đơn vị hoạt động phi lợi nhuận), nhưng sau khi trừ chi phí thì phần chênh lệch thu chi vẫn phải tính thuế. Trong khi đó, cơ sở giáo dục tư thục không phải chia phần này và được miễn thuế. Điều này thể hiện sự không công bằng.

Đại biểu Cường phân tích, với các đơn vị trường học, y tế nộp thuế thu nhập không phải lấy thu bù chi mà sử dụng phương pháp tính theo doanh thu thì sẽ chịu mức thuế hơn 2%. Lúc này giá trị dịch vụ y tế, phí giáo dục sẽ được tính là hơn 2% dành cho thuế, đương nhiên sẽ làm cho học phí tăng lên 2% - người bệnh, học sinh phải chịu.
Đại biểu Cường đề nghị, các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục của đơn vị công lập không thuộc nhóm đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ những hoạt động liên doanh liên kết với bên ngoài.
Bấm nút tranh luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Nguyễn Vân Chi cho biết, theo cơ chế hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ nộp thuế với khoản kinh doanh thêm, như liên doanh, liên kết bên ngoài với mức thu 2%. Các khoản như viện phí, học phí của bệnh viện, trường học công lập đang tự chủ không trong diện chịu thuế.

Tranh luận lại, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết trong luật quy định là các đơn vị như trường học, bệnh viện sử dụng ngân sách là không thu thuế, nhưng đơn vị tự chủ, không dùng ngân sách lại thành đối tượng chịu thuế. Vì thế các trường tự chủ đều bị thu học phí, bệnh viện tự chủ đều bị thu 100% thuế, nên đại biểu đề nghị cần sửa lại quy định cho phù hợp thực tiễn.
Tham gia nêu ý kiến thảo luận, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) chỉ ra rằng dù luật quy định như vậy nhưng thực tế cơ quan thuế địa phương đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2% trên số thu hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế (gồm cả khoản thu từ bảo hiểm y tế).
Theo đại biểu Hiếu, hiện chỉ đánh thuế các dịch vụ theo yêu cầu, liên doanh liên kết... trong hoạt động khám chữa bệnh. Song cơ quan thuế căn cứ vào chữ 'dịch vụ' nên cứ cái gì có chữ này sẽ chịu thuế, nên đại đa số các nguồn thu của các bệnh viện công tự chủ đều bị đánh thuế. Trên cơ sở đó, ông Hiếu đề nghị bổ sung quy định các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tính đủ các chi phí hình thành giá.
Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn Đà Nẵng) và Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) cũng đưa ra hàng loạt kiến nghị có tính chiến lược, hướng đến xây dựng môi trường thuế công bằng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy báo chí chuyển đổi số.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Duy Minh đánh giá cao dự thảo luật khi đã bước đầu đưa vào các nội dung miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), trái phiếu xanh, tín chỉ carbon. Tuy nhiên, ông cho rằng các quy định hiện hành vẫn chưa đủ mạnh và chưa bao quát được toàn bộ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cũng như đặc thù vận hành của các startup công nghệ cao.
Đại biểu Nguyễn Duy Minh kiến nghị kéo dài thời gian miễn thuế R&D từ 3 năm lên tối đa 5 năm, vì chu kỳ phát triển sản phẩm công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, năng lượng tái tạo và AI có thể kéo dài 10 - 15 năm.
Đáng chú ý, ông đề nghị tích hợp ngay chính sách ưu đãi thuế cho R&D và khởi nghiệp vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lần này để tránh tình trạng “một chính sách nằm rải rác ở nhiều luật”, gây chồng chéo, khó áp dụng.
Về hiệu lực thi hành, đại biểu Minh đề nghị rút ngắn thời gian có hiệu lực từ 1/1/2026 xuống 1/10/2025 để phù hợp với tiến độ triển khai Nghị quyết 68 và nhu cầu bức thiết từ cộng đồng doanh nghiệp.

Tương tự, đại biểu Thạch Phước Bình bày tỏ đồng tình cao với dự thảo Luật khi đã bổ sung báo chí và quảng cáo trên báo chí vào đối tượng được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Đại biểu Thạch Phước Bình gọi đây là “bước tiến chiến lược”, góp phần hỗ trợ ngành báo chí vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.
Tuy nhiên, đại biểu Bình đề xuất cần quy định chặt chẽ để tránh tình trạng các tổ chức truyền thông trá hình lợi dụng chính sách. Theo ông, chỉ các cơ quan báo chí được cấp phép theo Luật Báo chí mới đủ điều kiện được hưởng ưu đãi này. Đồng thời, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị làm rõ liệu quảng cáo trên báo điện tử có thuộc phạm vi ưu đãi hay không.
Đại biểu Bình cũng đề xuất xây dựng các tiêu chí để kiểm soát hiệu quả ưu đãi thuế đối với báo chí, như tỷ lệ nội dung chính thống, chất lượng sản phẩm thông tin, năng lực cạnh tranh nội dung số và khả năng tiếp cận cộng đồng. Không dừng lại ở ưu đãi thuế, đại biểu Bình đề xuất Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí địa phương còn hạn chế về nguồn lực.

Cũng tại phiên họp, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến rà soát hệ thống chính sách ưu đãi thuế; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; về các khoản chi phí được trừ; ưu đãi thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập;…
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo luật; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo luật, nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Các đại biểu quan tâm, góp ý về quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thuế thu nhập chịu thế, thuế suất, phương pháp tính thuế, ưu đãi thuế trong đó lưu ý phạm vi, lĩnh vực ưu đãi thuế, ưu đãi đặc biệt, ưu đãi khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, chuyển lỗ, trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Các ý kiến cũng đề cập nhiều đến nội dung miễn thuế đối với các khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, bù trừ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh bất động sản và các hoạt động kinh doanh khác, các quy định về xử lý vấn đề liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu, áp dụng pháp luật, quy định chuyển tiếp và nhiều nội dung quan trọng khác. Trong đó, lưu ý luật cần có hiệu lực sớm từ 01/10/2025 để góp phần tăng thêm động lực và nguồn lực cho phát triển của doanh nghiệp….
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, ý kiến của đại biểu Quốc hội được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua.
Minh Anh
Tin khác
Đèo Cả giải bài toán đầu tư đường sắt thế hệ mới
"Tín ngưỡng Việt - Hồn thiêng dân tộc" - Kỷ niệm 7 năm thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam
Thanh toán không dùng tiền mặt trên kênh số đạt 4,5 tỷ giao dịch
Biển số xe các địa phương được giữ nguyên sau sáp nhập
Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Hàng trăm khách hàng tham dự sự kiện giới thiệu chính thức dự án Lumière Midtown
"Phố Tây An Thượng" - Điểm hút khách du lịch ở Đà Nẵng
(THPL) - Gọi là Phố Tây An Thượng là gọi theo thói quen của người dân và du khách. Còn tên đầy đủ là Khu phố du lịch An Thượng. Có thể nói,...16/06/2025 13:50:00Stavian Hóa chất thăng hạng top 15/100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu
(THPL) - Công ty cổ phần Stavian Hóa chất tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ hóa chất toàn cầu khi thăng hạng lên vị trí số 15 trong...16/06/2025 13:17:47Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế
(THPL) - Ngày 15/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.16/06/2025 13:15:54Vì môi trường xanh quốc gia 2025: Khởi động hành trình xanh hóa tương lai
(THPL) - Tối ngày 15/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Chương trình "Vì môi trường xanh Quốc gia và Công bố Chương trình Doanh nghiệp ESG...16/06/2025 13:22:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- kỹ năng quản lý
- Dịch vụ kiểm toán dự án để đấu thầu dự án mới tăng cơ hội
- Đơn vị cung cấp Thiết bị phòng sạch
- đồng phục
- foxit phantompdf