05:28 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Có gì tại hội thi chế tác tượng gỗ từ cây cà phê

PV | 21:04 13/03/2023

(THPL) - Từ ngày 10/3, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê với sự tham gia của 53 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

Các nghệ nhân trực tiếp chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài, đục, cắt gọt trên thân gỗ cây cà phê với nội dung mô tả hình ảnh sinh hoạt, văn hóa, tâm linh của con người, về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Sau đó, tác giả sẽ trình bày, thuyết minh về ý tưởng, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm chế tác của mình làm ra. 

Tại hội thi năm nay, chất liệu để nghệ nhân tạo nên tác phẩm mỹ nghệ là từ những gốc cà phê già.

Sau 3 ngày, các nghệ nhân đã hoàn thành 48 tác phẩm mỹ nghệ khắc họa đậm chất đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên. (Ảnh NĐT)

Hội thi đã tạo cơ hội cho các nghệ nhân có dịp thể hiện niềm đam mê, sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ.

Qua đó, phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi phá bỏ cây cà phê già cỗi để tái canh. Đồng thời, góp phần chung tay quảng bá, giới thiệu tiềm năng, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.

Sản phẩm hoàn thiện phải được ghép từ 6 thân gốc cà phê trở lên, hoặc có nhiều sản phẩm rời theo chủ đề được chế tác từ 6 thân gốc cà phê trở lên. Nội dung sản phẩm thể hiện hình ảnh sinh hoạt, văn hóa tâm linh hoặc về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên.

Nghệ nhân Y Ser Bkrông nói về ý nghĩa của từng tác phẩm tượng gỗ. (Ảnh NĐT)

Đây là lần thứ 3 hội thi được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Khác với hai lần trước, lần này, cây cà phê được lựa chọn là chất liệu để các nghệ nhân sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Qua đó, sẽ phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi cây cà phê già cỗi; đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.

Hội thi nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về chế tác sản phẩm mỹ nghệ đa dạng từ cây cà phê; phát hiện những nghệ nhân giỏi và giới thiệu những sản phẩm mỹ nghệ cho nhiều người, khách du lịch biết và sử dụng; góp phần tuyên truyền nâng cao giá trị của cây cà phê, không chỉ có hạt cà phê mà còn cả thân, gốc, rễ… của cây cà phê già cỗi sau khi hết chu kỳ canh tác; tạo thêm thu nhập thêm cho người trồng cà phê và nghệ nhân chế tác thông qua việc tận dụng thân gốc cà phê già cỗi.

Một số tác phẩm hoàn thành (Ảnh NĐT)

Qua hội thi, có nhiều sản phẩm khắc họa phong phú những hình ảnh, đời sống vật chất và tinh thần của người Tây Nguyên; đồng thời là cơ hội tốt cho nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, ý tưởng sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ. 

Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê với nhiều hoạt động sôi nổi, sẽ góp phần vào thành công Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

PV

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu