22:53 ngày 02/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Chỉ số PMI của Việt Nam giảm mạnh trong tháng 3

15:00 04/04/2023

(THPL) - Theo các công ty tham gia khảo sát do S&P Global thực hiện, việc đà tăng trưởng chỉ số PMI dừng lại trong tháng 3 nhìn chung đã phản ánh bức tranh tương đối ảm đạm của nhu cầu thị trường.

Trước đó ngày 3/4, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 3/2023. Trong đó, có 3 điểm nhấn nổi bật là sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm; Thời gian giao hàng của nhà cung cấp rút ngắn nhiều nhất trong 8 năm và tốc độ tăng chi phí đã chậm lại.

Cụ thể, báo cáo nêu rõ, sau khi có những dấu hiệu phục hồi trong tháng trước, ngành sản xuất của Việt Nam đã có một bước lùi trong tháng 3. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm trở lại khi có các báo cáo cho thấy nhu cầu khách hàng giảm. Tuy nhiên, nhu cầu giảm đã làm giảm áp lực lạm phát, trong khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn nhiều nhất trong thời gian hơn tám năm.

PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 47,7 trong tháng 3, giảm so với 51,2 điểm của tháng 2 và nằm dưới ngưỡng 50 điểm lần thứ tư trong năm tháng qua. Sự suy giảm các điều kiện kinh doanh là mạnh, mặc dù ít đáng kể hơn so với mức được ghi nhận trong khoảng thời gian cuối năm ngoái đầu năm nay.

Chỉ số PMI của Việt Nam giảm mạnh trong tháng 3. Ảnh: Internet

Liên quan đến sản xuất kinh doanh, trong một hội thảo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, nhiều lĩnh vực kinh doanh đang gặp khó khăn. Khó khăn này đến từ nhiều phía, trong đó có biến động khách quan vì tình hình khó lường thế giới. Việt Nam là đất nước có độ mở cửa lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của tình hình thế giới.

Theo các chuyên gia, bối cảnh kinh tế khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng cộng với mặt bằng lãi suất cao thúc đẩy tâm lý thắt chặt chi tiêu, khiến sức cầu tiêu dùng trong nền kinh tế cũng suy yếu. Điều này đã dẫn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể sớm thoát khỏi khó khăn. Trong khi đó, tình hình đơn hàng xuất khẩu chưa thể sớm lạc quan. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động hết công suất.

Trước đó tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương tổ chức sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm chi phí doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thanh Mai (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu