Bầu cử Tổng thống Pháp: Hai ứng cử viên tranh luận nảy lửa trên truyền hình
THPL - AFP đưa tin ngày 3/5, hai ứng cử viên tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron cùng đối thủ là bà Marine Le Pen đã có một màn tranh luận quyết liệt trên truyền hình.
Tin liên quan
- Ông Tập Cận Bình phá vỡ “truyền thống” khi đến Hong Kong
Nhân chứng Nguyễn Mai Phương có thể sẽ khởi kiện hoa hậu Phương Nga
43 trường THPT công lập của Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10
Đức thông qua thỏa thuận bán thêm tàu ngầm hạt nhân cho Israel
Quy định mới về đăng kí kê khai giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi
Bốn ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022 (ngày 7/5), ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen đã có cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng được phát trên truyền hình vào tối 3/5.
Trong cuộc tranh luận dữ dội, bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, chỉ ra việc ông Emmanuel Macron từng là chủ ngân hàng đầu tư và bộ trưởng kinh tế, mô tả ông là người tiếp nối của chính phủ đảng Xã hội không được yêu thích và là "ứng viên của toàn cầu hoá rối loạn".
Về phần mình, ông Macron đã gọi bà Le Pen là kẻ nói dối với dự án bí mật là nhằm tăng thuế và vay mượn lớn để phục vụ cho những tham vọng mang tính dân tộc chủ nghĩa của mình.
Ông Macron cũng bày tỏ sự thất vọng và buồn trước “màn kịch” mà bà Le Pen diễn trên truyền hình, khẳng định bà Le Pen “ăn nói lung tung” và cố tình gieo giắc sự sợ hãi để thu hút cử tri.
Ông Macron khẳng định sẽ "không thỏa hiệp" trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời cho rằng chính những gì bà Le Pen đề xuất sẽ dẫn tới một "cuộc nội chiến". Theo ông, lời lẽ của bà Le Pen "đầy thù địch".
Liên quan đến Liên minh Châu Âu (EU), bà Le Pen cho rằng nếu ông Macron đắc cử Tổng thống, Pháp sẽ bị đè bẹp bởi nước láng giềng hùng mạnh về kinh tế - nước Đức. Trước đó, bà Le Pen cũng tuyên bố muốn tiến hành trưng cầu ý dân về việc liệu Pháp có nên ở lại EU hay không, trong khi ông Macron ủng hộ EU nồng nhiệt.
Sau màn công kích kịch liệt, các ứng cử viên bắt đầu trình bày quan điểm, chính sách của mình trong các vấn đề lớn. Mở đầu là kinh tế từ thất nghiệp, thuế, nợ, khả năng tiêu dùng... Tiếp đó là các vấn đề bảo trợ xã hội như: chính sách đoàn kết, chế độ bồi hoàn chi phí khám chữa bệnh…, rồi các vấn đề về châu Âu, chính sách đối ngoại, các vấn đề xã hội như giáo dục, sinh thái… và cuối cùng là cách thức và hình ảnh Tổng thống của nền Cộng hòa Pháp mà hai ứng cử viên hướng tới.
Và xuyên suốt cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 tiếng rưỡi, ứng cử viên Emmanuel Macron luôn thể hiện quan điểm vững vàng về một nước Pháp vững mạnh trong lòng một châu Âu bảo vệ các quốc gia thành viên. Theo ông Macron, nước Pháp đang bị khủng hoảng nặng nề, cần phải có những cải cách quan trọng, nhưng không phải chìm trong sự sợ hãi mà bà Le Pen gieo rắc.
Ngay sau cuộc tranh luận, hãng Elabe đã tiến hành thăm dò trên kênh truyền hình BFM TV và kết quả cho thấy, dù bà Marine Le Pen liên tục đưa ra những lời công kích, những phát ngôn hùng hồn về chính sách kinh tế, an ninh... của đối thủ, nhưng 63% người được hỏi nhận định phần trình bày của ông Emmanuel Macron thuyết phục hơn bà Le Pen.
Ngày 7/5 tới, bà Le Pen và ông Emmanuel Macron sẽ chính thức bước vào vòng bỏ phiếu lần 2 để chọn người trở thành chủ nhân điện Elyseé.
Hải Đăng (T/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt