Xuất khẩu cua ghẹ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam thu về hơn 1.500 tỷ đồng
(THPL) - Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác của Việt Nam đạt hơn 1.500 tỷ đồng (62 triệu USD). Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong bảy nhóm thủy sản xuất khẩu chính.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hai tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác của Việt Nam đạt hơn 62 triệu USD (tương đương 1.550 tỷ đồng), tăng 86% so với cùng kỳ 2024.

Theo VASEP, cua ghẹ Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế nhờ chất lượng vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, không nhiễm kháng sinh, giúp gia tăng sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính.
Trong đó, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc đang là những thị trường đơn lẻ nhập khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 96% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đặc biệt, Trung Quốc là động lực tăng trưởng xuất khẩu chính, với nhu cầu tiêu thụ cua sống không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, sức mua ổn định từ Nhật Bản cũng góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu duy trì đà tăng mạnh.
Dự báo trong năm 2025, xuất khẩu cua ghẹ có thể đạt hơn 350 triệu USD nhờ nhu cầu toàn cầu tiếp tục gia tăng.
Ngoài cua ghẹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hai tháng đầu năm đạt 1,42 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ 2024. Tôm tiếp tục dẫn đầu với 542 triệu USD, tăng 30,8%. Một số loại khác cũng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng như nhuyễn thể có vỏ (39 triệu USD, tăng hơn 121%) và mực, bạch tuộc (101 triệu USD, tăng 13,8%).
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành thủy sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến quy định xuất khẩu. Các tiêu chuẩn IUU của EU và MMPA của Mỹ đang ngày càng khắt khe, yêu cầu truy xuất nguồn gốc chặt chẽ. Nếu không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này nhiều mặt hàng có nguy cơ bị cấm nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu.
Do đó, VASEP cho rằng, việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, minh bạch cùng sự phối hợp giữa doanh nghiệp, ngư dân và cơ quan quản lý là yếu tố then chốt để đảm bảo tăng trưởng dài hạn. Cùng với đó, nếu Việt Nam sớm ổn định nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm có thể cán mốc 11 tỷ USD tạo đà phát triển vững chắc cho ngành thủy sản trên bản đồ thương mại quốc tế.
Tú Anh
Tin khác
Vingroup khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 ha
Khởi động cuộc thi thiết kế thương hiệu cho khu phức hợp cao cấp bên sông Hương
Giá vàng và ngoại tệ ngày 19/4: Vàng thế giới giảm nhẹ, trong nước tạm ổn định
Dự báo thời tiết ngày và đêm 19/4: Nắng nóng trên cả nước
Thanh Hóa: Bắt giữ đối tượng bắn chiến sỹ Công an tỉnh Quảng Ninh
Làm gì khi khách hàng không trung thành với thương hiệu?
Thu ngân sách nhà nước vượt 800 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 40% dự toán
(THPL) - Tính đến hết ngày 15/4/2025, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 801,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 40,77% dự toán năm. Kết quả này...19/04/2025 09:39:18Hải Phòng và Hải Dương chuẩn bị các điều kiện hợp nhất 2 địa phương
(THPL) - Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa họp bàn phương án hợp nhất 2 địa phương.19/04/2025 09:42:36Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc về tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường sữa, thuốc chữa bệnh và thực phẩm BVSK
(THPL) - Trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến...19/04/2025 09:51:08Cỏ Cây Hoa Lá lên tiếng về hiểu lầm “giả hữu cơ”: Minh bạch thông tin, điều chỉnh bao bì để bảo vệ người tiêu dùng
(THPL) - Trước một số thông tin chưa chính xác lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến việc ghi cụm từ “hữu cơ” trên bao bì sản phẩm,...19/04/2025 10:06:36
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- Sài Gòn Express dịch vụ chuyển nhà TPHCM