05:15 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Xây dựng và phát triển thương hiệu bánh đa nem làng nghề Trung Hà

Thanh Huyền | 20:57 06/02/2023

(THPL) - Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên mâm cơm sum vầy của người Việt đều không thể thiếu món nem cuốn truyền thống. Có lẽ vì thế mà làng nghề bánh đa nem Trung Hà (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Những chiếc bánh đa nem nơi đây đã và đang mang lại một phần cuộc sống ấm no, sung túc cho nhiều hộ gia đình trong làng.

Theo chia sẻ của các hộ dân làng nghề bánh đa nem Trung Hà cho biết: Nghề làm bánh đa nem đã phát triển hơn 30 năm nay. Bánh được sản xuất quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào dịp tết nguyên đán. Đơn hàng nhiều hơn nên đòi hỏi các hộ làm bánh phải dậy từ 3- 4 giờ sáng và kết thúc công việc vào lúc tối muộn. 

Nếu trước kia, người dân làm bánh đa nem trong xã tráng bánh bằng bếp củi, xay bột bằng tay nên hiệu quả không cao. Mấy năm gần đây, người dân đã chủ động đầu tư máy nghiền bột, bếp tráng điện nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm bánh đa nem vì thế được cải thiện đáng kể.

Làng nghề bánh đa nem Trung Hà (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Năm 2017, thành phố Hà Nội đã công nhận làng nghề bánh đa nem thôn Trung Hà.

Cả làng có đến 90% hộ gia đình làm bánh đa nem. Họ bán ở các chợ quê và phân phối đến các vùng lân cận của thành phố Hà Nội. Ngoài bánh đa nem gói nem thông thường, người dân làng nghề bánh đa nem Trung Hà cũng có thêm những loại bánh đa dùng cuộn khi ăn gỏi, bánh đa xù màu vàng. Bánh đa nem ngày thường có giá 20.000-25.000 đồng/100 cái, vào tháng giáp Tết giá cao hơn một chút, từ 25.000-30.000 đồng/100 cái.

Năm 2017, theo quyết định số 88/86/25/12/2017, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã công nhận làng nghề bánh đa nem thôn Trung Hà. Đây là một dấu mốc mà xã Tiến Thịnh rất tự hào. Vào tháng 5/2022, Hợp tác xã bánh đa nem thôn Trung Hà cũng được thành lập với 27/100 hộ dân trong làng tham gia cùng tạo dựng thương hiệu sản phẩm bánh đa nem, hướng đến việc đưa bánh đa nem chinh phục thị trường nội địa, đồng thời tiến đến xuất khẩu trong tương lai.

Để bánh đa nem xã Tiến Thịnh thật sự có sức cạnh tranh trên thị trường, UBND xã Tiến Thịnh đã phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Mê Linh hướng dẫn Tổ hợp tác xã sản xuất bánh đa nem thôn Trung Hà xây dựng sản phẩm bánh đa nem đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, nhằm đưa sản phẩm bánh đa nem Tiến Thịnh phát triển bền vững.

Những thùng, bao tải chứa đầy bánh đa nem được xếp trên những chiếc xe ô tô tải, xe gắn máy nối đuôi nhau đi khắp nơi để cung ứng khiến cả làng Trung Hà lúc nào cũng nhộn nhịp. 

Có dịp đến thăm làng nghề bánh đa nem Trung Hà, chúng tôi không khó để bắt gặp hình ảnh các dây bánh đa nem được kẹp dài trên từng nong gỗ phơi khô để chờ bóc bánh, cắt bánh và đóng gói sản phẩm. Từ đó mà chúng tôi cảm nhận thêm được về nhịp sống hối hả và công việc thường nhật của những người lao động tại làng nghề. Những thùng, bao tải chứa đầy bánh đa nem được xếp trên những chiếc xe ô tô tải, xe gắn máy nối đuôi nhau đi khắp nơi để cung ứng khiến cả làng Trung Hà lúc nào cũng nhộn nhịp. 

Đặc biệt, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên hơn cả chính là việc hầu hết các gia đình trongl àng, trong xã đều gắn kết nhiều thế hệ làm nghề. Chẳng hạn như việc các ông, các bà dù mắt có kém tinh nhưng tay vẫn dẻo, thoăn thoắt bóc bánh, đóng túi bánh. Còn các em nhỏ ngoài giờ đi học cũng phụ giúp gia đình bóc bánh hàng ngày và từ đó tạo ra không khí lao động rất chan hòa, vui tươi của làng quê yên bình. 

Thanh Huyền

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu