Nét văn hóa làng nghề làm hương nổi tiếng của người Mông, Lai Châu
(THPL) - Sinh sống tại vùng cao biên giới, ít có điều kiện phát triển kinh tế nhưng đồng bào Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vẫn lưu giữ được nghề làm hương truyền thông. Công việc cũng tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời duy trì nét văn hóa của đồng bào Mông nơi đây.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Tân Uyên, Lai Châu: Người dân hưởng lợi thiết thực từ môi trường rừng
» Hội chợ sâm Lai Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 13/11
Không biết có từ bao giờ nhưng hương của đồng bào dân tộc Mông xã Dào San là sản phẩm truyền thống quen thuộc với người tiêu dùng cụm 7 xã biên giới phía Bắc huyện Phong thổ (Lai Châu).
Dịp cuối năm, công việc làm hương trở nên tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Trong bản, các cụ già đã bước qua tuổi “xưa nay hiếm” bàn tay nhỏ nhắn, gân guốc vẫn nhanh nhẹn, thoăn thoắt vót nhẵn que làm hương. Không những thế, các cụ già còn tỉ mỉ chỉ dạy cho các cháu dâu với mong muốn thế hệ sau giữ trọn lấy nghề.
Dạo quanh bản, không khó để gặp gỡ gia đình đã làm hương được ngót nghét hơn nửa thế kỷ. Đây là nghề truyền thống do tổ tiên truyền dạy lại, do vậy nhiều người già trong bản vẫn duy trì thường xuyên để bán trong mỗi phiên chợ. Số hương còn lại gia đình sử dụng và bảo quản cẩn thận bán cho khách trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi phiên chợ, bà mang hương đi bán được từ 70.000-80.000 đồng. Gia đình có tiền chi tiêu sinh hoạt, cải thiện cuộc sống.
Để tạo nên sản phẩm hương chất lượng, người làm cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận ngay từ phần nguyên liệu. Theo nguồn tin từ người dân trong bản, cây tre sau khi chặt thành từng đoạn theo đúng kích thước mong muốn sẽ vót nhỏ, phơi khô, sau đó xong lên gác bếp khoảng 2 ngày. Sau đó mới được sử dụng để nhúng que vào nước rồi nhúng tiếp vào bột hương.
Cách nhúng cũng cần có kỹ năng, người làm hương phải vừa nhúng que vào bột vừa nhẹ nhàng xoay que nhiều lần theo hình tròn sao cho bột hương dính đều vào que. Những chỗ bột hương trên que chưa đủ độ dày và chưa phẳng bề mặt, người làm hương dùng tay cầm bột hương rồi tiếp tục rắc đều lên que hương đến khi ưng ý mới đem đi phơi thật khô.
Quá trình phơi hương cũng được người dân thực hiện cẩn thận. Theo kinh nghiệm của người Mông, nếu trời nắng to, hương phơi trong hai ngày sẽ thành phẩm. Ngược lại, thời tiết nắng ít thời gian phơi kéo dài, trời mưa phải mang lên gác bếp sấy. Quá trình phơi hương phải để các que hương không bị dính liền, hạn chế rơi, thường xuyên phải đảo hương để que hương khô đều.
Được biết, điều quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm hương chính là bột hương. Bột hương được làm từ lá cây trên rừng (thường gọi là cây hương). Lá cây hương lấy về rửa sạch, phơi khô, đem nghiền bằng máy hoặc giã nhỏ thành bột mịn có màu xanh rêu, khi nào sờ vào không bị lợn cợn hay ráp tay mới đạt tiêu chuẩn.
Điều làm nên sự khác biệt cho hương của người Mông tại Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) là nguyên liệu tự nhiên, không chứa phẩm màu, hóa chất. Mùi hương có mùi thơm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.
Theo người dân nơi đây, làm hương là nghề truyền thống được người dân xã Dào San lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác, phục vụ đời sống tâm linh. Thế nhưng không phải ai cũng được làm hương, người làm hương phải tuân thủ quy định như, chỉ phụ nữ đã đứng tuổi, có con cái trưởng thành mới được làm...
Xã Dào San khuyến khích người dân lưu giữ nghề truyền thống, tích cực truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu. Mặt khác, xã tuyên truyền người dân khi đi lấy lá hương phải bảo vệ cây, không được chặt hạ cây hay làm gãy cành. Nhờ vậy, nghề làm hương truyền thống không bị mai một, hiện toàn xã có trên 10 hộ duy trì nghề.
Nghề làm hương ở Dào San đã giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, chỉ cần 3 đến 5 ngày làm hương đem ra chợ huyện bán cũng thu được một khoản tiền chi tiêu cho sinh hoạt gia đình. Đặc biệt, trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, người làm hương thường tất bật hơn mới đủ phục vụ nhu cầu người dân trong vùng.
Lưu Kỳ
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt