Vượt qua rào cản, Việt Nam hướng tới mục tiêu được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường
Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi, hoàn thiện bộ máy nhà nước, tăng cường đối thoại và minh bạch thông tin để thuyết phục Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Chia sẻ với Báo Công Thương, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, bày tỏ sự bất ngờ sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định tiếp tục không công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. "Thất vọng bởi vì ban đầu Hoa Kỳ đã tỏ ra khá thân thiện, đặc biệt là khi chúng ta vừa nâng cấp quan hệ ngoại giao với phía bạn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Việt Nam đã được 72 nước công nhận là nền kinh tế thị trường," TS. Nguyễn Minh Phong bày tỏ.
Theo chuyên gia, mặc dù thất vọng, nhưng Việt Nam sẽ không lùi bước. “Thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục chuyển đổi, hoàn thiện thể chế, nghiên cứu và phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để bổ sung và hoàn thiện lập luận, sau đó gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường thông tin, phối hợp giải trình, giải thích, và vận động cộng đồng quốc tế,” TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cấp nền kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã và đang nỗ lực khẳng định, xây dựng và phát triển hiện thực hóa các thể chế kinh tế thị trường trong các văn kiện và quy định pháp lý nền tảng của Đảng và Nhà nước, cũng như trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành thực tế trong các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.
Nhờ chuyển đổi mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, trong gần 40 năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, đạt khoảng 4.300 USD vào năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Theo Báo điện tử Dân trí, từ một nước thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh chóng, chiếm khoảng 88% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 355 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu và dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 quốc gia và đối tác thương mại quốc tế, trong đó có CPTPP, EVFTA, RCEP... tạo sân chơi thương mại tự do với cộng đồng các quốc gia chiếm trên 50% tổng thương mại và GDP toàn cầu.
Chuyên gia dẫn chứng từ bài viết trên mạng geopoliticalmonitor.com ngày 11/3/2024 của nhà nghiên cứu James Borton tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Mỹ), đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư quốc tế. Báo cáo kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 70 trên 190 nền kinh tế, phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
“Trong suốt quá trình đó có đóng góp không nhỏ của Bộ Công Thương, cả trong các cuộc đàm phán, vận động công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam, cũng như trong xây dựng và triển khai các thể chế quản lý nhà nước, bảo đảm bám sát các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, các cam kết quốc tế của Chính phủ, góp phần định hình nền kinh tế thị trường, cải thiện và củng cố vị thế đối ngoại, cũng như bảo vệ thị trường và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,” TS. Nguyễn Minh Phong đánh giá.
Ông cũng bày tỏ: “Việc Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế thị trường cho nền kinh tế Việt Nam là kết quả đáng tiếc cho hành trình kéo dài với những nỗ lực to lớn của Việt Nam nói chung và Bộ Công Thương nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng nghiên cứu, bổ sung các lập luận để thuyết phục Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quyết định này.”
Tiến Minh (Tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt