10:51 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Vĩnh Phúc: Làng rèn Lý Nhân vẫn “đỏ lửa” quanh năm

08:21 08/08/2021

(THPL) - Từ lâu, làng rèn Lý Nhân (xã Lý Nhân, phía Tây huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã nổi tiếng với những sản phẩm dao thép mà hiếm có nơi nào sánh kịp. Câu chuyện về làng nghề Lý Nhân quanh năm “đỏ lửa” và những người nghệ nhân giỏi làm nên sản phẩm rèn thủ công đã tạo nên thương hiệu đi khắp các miền gần xa. Bởi vậy, những sản phẩm làng rèn Lý Nhân vẫn mãi tồn tại và phát triển theo thời gian.

Nói về nguồn gốc của nghề rèn Lý Nhân, ngay cả những cụ cao niên trong làng cũng không ai biết rõ nghề rèn bắt đầu từ bao giờ, nhưng suốt hàng trăm năm qua, nghề rèn Lý Nhân vẫn được cha truyền con nối, bền bỉ phát triền mà không hề mai một.

Cũng có tục truyền rằng: Xưa kia làng rèn rất nghèo, có một lần quan Quận Công về làng, trông thấy làng xóm xơ xác tiêu điều, ông đã trực tiếp mở lò rèn và đón thợ giỏi về dạy cho nhân dân biết cách rèn dao, cuốc, xẻng…. Và từ đó, làng rèn Lý Nhân tồn tại, phát triển cho đến ngày nay.

Hỏi thăm các nghệ nhân trong làng, chúng tôi được biết: Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc dần dần được đưa vào quy trình sản xuất, giúp người thợ không còn vất vả như xưa. Các hộ dân đã tự trang bị cho mình các loại máy móc để giải phóng sức lao động như máy mài, máy cán thép, búa máy, máy dập, máy cắt gọt kim loại, máy phay...

Suốt hàng trăm năm qua, nghề rèn Lý Nhân vẫn được cha truyền con nối, bền bỉ phát triền mà không hề bị mai một.
Năm 2006, làng rèn Lý Nhân được công nhận là làng nghề truyền thống.

Đây cũng là phương pháp sản xuất theo hướng hiện đại tập trung quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề, giúp làng rèn Lý Nhân ngày càng bền vững, tạo dựng thương hiệu riêng của một làng nghề truyền thống.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả các công đoạn đều được thay thế bởi máy móc, có những công đoạn vẫn đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo tay của người thợ lành nghề để làm ra một sản phẩm tốt, chất lượng.

Cũng theo chia sẻ của ông Trần Văn Phẩm, một người thợ rèn lành nghề trong làng cho biết: “Đối với chúng tôi, nghề thợ rèn không chỉ là một người thợ, mà còn là một nghệ nhân, người thợ rèn không chỉ đòi hỏi có sức khỏe mà còn yêu cầu sự khéo léo của đôi tay lành nghề”.

Năm 2006, làng rèn Lý Nhân được công nhận là làng nghề truyền thống. Những sản phẩm đến từ làng rèn Lý Nhân rất đa dạng phong phú muôn hình muôn vẻ, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trong đời sống của người dân, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như liềm, cuốc, xẻng, dao, kéo, mác…

Thị trường chủ yếu của làng nghề Lý Nhân gồm các tỉnh miền núi phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long và ngoài ra còn mở rộng ra các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia … 

Có dịp tới thăm làng rèn Lý Nhân, ngay từ đầu làng chúng ta đã nghe thấy những âm thanh chát chúa của quai búa, thổi bễ, mài giũa… Có lẽ, vì thế mà những người dân nơi đây đã dần gắn bó và trưởng thành từ âm thanh leng keng quen thuộc đó.

Đặc biệt, khi vào sâu trong xã Lý Nhân, mọi người sẽ ngỡ ngàng với sự thay da đổi thịt chóng mặt của làng nghề, con đường làng được trải rộng hơn, những ngôi nhà nhỏ tiêu điều được thay thế bằng những căn nhà hai, ba tầng khang trang đẹp đẽ, cuộc sống người dân cũng ấm no đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hội nhập mở cửa, những sản phẩm với mẫu mã đa dạng đẹp mắt từ nước ngoài tràn vào đã khiến lò rèn Lý Nhân đôi lúc phải ngậm ngùi vì ế ẩm. Hơn nữa, nghề rèn lại là nghề khá khó đối với những người mới, chưa từng được học hành bài bản. Hy vọng với những ứng dụng của kĩ thuật công nghệ vào sản xuất và sự ham học hỏi yêu nghề của những người thợ, làng rèn Lý Nhân sẽ ngày càng phát triển, thịnh vượng và đem lại ấm no cho những người dân nơi đây.

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu