Việt Nam cần có quy định về Ethylene Oxide trong thực phẩm
(THPL) - Thời gian vừa qua, một số sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng Ethylene Oxide (EO) khi xuất khẩu vào thị trường EU. Trước thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy định ngưỡng giới hạn EO trong thực phẩm.
Tin liên quan
» Mì ăn liền, bún, phở… phải kiểm tra hàm lượng Etylen oxit trước khi xuất khẩu vào EU
» Liên minh Châu Âu phát đi cảnh báo về mì ăn liền của Acecook
» FSAI và RASFF cảnh báo mì ăn liền Hảo Hảo chứa thành phần có trong thuốc trừ sâu
Theo thống kê, tính từ tháng 1/2022 - 21/7/2022, trên hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đã phát đi 2.531 cảnh báo, riêng đối với thị trường Việt Nam có 50 cảnh báo tính từ tháng 1/2022 - 21/7/2022 liên quan đến các mặt hàng thực phẩm, nông sản xuất khẩu vào thị trường EU. Trong các cảnh báo này, có 3 cảnh báo từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2022 liên quan đến sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong đó có một sản phẩm có hàm lượng EO vượt ngưỡng quy định của EU.
Theo báo Tuổi Trẻ Online, mới đây, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Đức, Ba Lan, Malta vừa gửi cảnh báo các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU.
Cụ thể, Đức gửi cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) chứa chất cấm ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU. Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon, quận Tân Phú, TP.HCM) và nước này đã trả lại lô hàng. Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia. Malta xác định mối nguy là sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép nên đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam nhận cảnh báo ở thị trường EU, trước đó, tháng 8/2021, một số lô hàng của các doanh nghiệp như: Acecook Việt Nam, Công ty CP thực phẩm Thiên Hương... cũng từng bị EU cảnh báo về dư lượng EO trong sản phẩm.

Trước những sự việc trên, chuyên gia khuyến cáo, các đơn vị cần lưu ý nắm chắc và tuân thủ nghiêm túc những quy định của thị trường nhập khẩu, bởi mỗi quốc gia quy định về hàm lượng EO khác nhau. Đồng thời, cũng khuyến cáo, các cơ quan quản lý Việt Nam cần sớm nghiên cứu, đề xuất đưa ngưỡng giới hạn EO cho phép vào quy định pháp luật trong lĩnh vực An toàn thực phẩm.
Nói về chất EO, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, EO là chất không dùng trong thực phẩm bởi đây không phải là chất phụ gia. Các nhà sản xuất thường sử dụng chất EO trong khử trùng sản phẩm.
“EO có tác dụng khử trùng rất tốt, thường để diệt các loại vi khuẩn gây ẩm mốc và khử trùng triệt để các dụng cụ y tế. Tuy nhiên, trong quá trình khử trùng sẽ có thể còn tồn dư lại một lượng EO”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.
Theo vị chuyên gia này, chất EO là chất độc và có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa có nghiên cứu hàm lượng EO bao nhiêu thì ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng theo các nhà y học, nếu chất EO tích lũy dần trong cơ thể con người, tùy theo từng thể trạng (người già, người trẻ, phụ nữ...) sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận...
“Nhìn chung, mọi chất độc khi vào cơ thể đều ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ nào đó. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới có quy định khá chặt chẽ về chất EO trong sản phẩm, tuy nhiên, nhiều nước mức cho phép rất thấp, nhiều nước lại không cấm”, vị chuyên gia này bày tỏ.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, vài năm gần đây Việt Nam đã từng bị thu hồi các sản phẩm liên quan đến chất EO, vấn đề này cũng từng gây hoang mang trong dư luận. Vì vậy, Việt Nam cũng nên nghiên cứu để đưa ra những kiểm soát nhất định.
Đồng quan điểm, PSG.TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho rằng, với các loại chất độc, chất có ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên có quy định về kiểm soát định lượng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
“Trên thế giới họ đã làm và Việt Nam cũng nên làm như vậy”, PSG.TS Trần Đáng bày tỏ.
Liên quan đến thông tin trên, theo báo VTC News đưa tin, theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.
Trong khi đó, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia, khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng…
Vì vậy trong trường hợp này, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác
Theo báo Kinh tế và Đô thị, đưa ra giải pháp về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT nghiên cứu và xây dựng quy định ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.
"Thực tiễn quá trình xây dựng và ban hành quy định về ngưỡng, mức giới hạn cho phép có trong thực phẩm đòi hỏi một quá trình nghiên cứu tổng thể, bài bản, lâu dài và có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
"Avatar: The Way of Water" giữ vững ngôi vương trong tuần thứ 7 công chiếu tại Mỹ
Lisa của Blackpink lập 3 kỷ lục Guinness Thế giới
Dự báo thời tiết ngày 29/1: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét đậm
Ford Motor triệu hồi 462.000 xe trên toàn cầu
Giám đốc Công ty Tân Hải bị khởi tố vì khai thác khoáng sản làm thất thoát hơn 33 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam
Giá xăng dầu hôm nay 28/1: Giá xăng, dầu thế giới giảm mạnh
(THPL) - Giá xăng dầu hôm nay 28/1, WTI ngưỡng 79,68 USD/thùng, dầu Brent 86,66 USD/thùng.28/01/2023 16:54:46Mỹ đăng cai Copa America 2024
Giải đấu cấp đội tuyển quốc gia hàng đầu của Nam Mỹ (Copa America) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Mỹ.28/01/2023 17:45:42Nghệ An: Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Quý Mão 2023
(THPL) - Sáng 27/1 ( tức ngày 06 Tết Quý Mão), tỉnh Nghệ An tổ chức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023...29/01/2023 09:13:00Tác giả linh vật mèo ở Quảng Trị được khen thưởng
(THPL) - Trong dịp Tết Nguyên đán, hình ảnh 'hoa hậu' mèo ở Quảng Trị đã thu hút hơn 25.000 lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Chủ...28/01/2023 16:57:06
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS 18 tỷ lợi khuẩn
(THPL) - Tiếp nối sứ mệnh “Vì sức khỏe cộng đồng”, mới đây, Tập đoàn TH chính thức cho ra mắt sản phẩm mới - Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS với hàm lượng lợi khuẩn vượt trội. - Hòa Phát lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu
- Ra mắt Thẻ ghi nợ Quốc tế VPBank Shopee – quà tặng cho các tín đồ mua sắm
- Hưng Yên xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP của tỉnh
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
LienVietPostBank sớm hoàn thành Basel III và IFRS 9, gia tăng năng lực quản trị rủi ro
(THPL) - Ngày 22/12/2022, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố hoàn thành Chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9, trở thành một trong số ít các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam áp dụng đồng thời hai chuẩn mực quản trị rủi ro và báo cáo tài chính khắt khe trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới. - ABBANK và Dai-ichi Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược
- Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh trong Top 4 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam...
- VINFUTURE 2022 vinh danh 4 công trình khoa học "Hồi sinh và tái thiết" thế giới
- Tư vấn Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- trứng cá tầm beluga thasofoods
- Nước hồng sâm baby dành cho bé