16:01 ngày 16/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Vận hành tốt hơn thị trường khoa học và công nghệ

10:48 24/09/2022

(THPL) - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".

Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá tình hình, nhận diện đúng những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó xác định phương hướng, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức, vận hành tốt hơn thị trường khoa học và công nghệ.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta là một trong những yếu tố quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách có liên quan, thị trường khoa học và công nghệ bước đầu được hình thành, phát triển và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và so với một số thị trường khác, thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, còn nhiều vướng mắc, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh…

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định "Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ….

Do vậy, phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thủ tướng khẳng định, phát triển thị trường khoa học và công nghệ phải lấy nghiên cứu khoa học là nền tảng, nhà khoa học là động lực, doanh nghiệp là trung tâm, phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực từ khu vực tư nhân và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm và dịch vụ có độ tích hợp cao về công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu và chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập"

Cũng tại hội nghị, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) - Bà Ramla Khalidi cho rằng Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong phát triển khoa học công nghệ; có tham vọng trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 và có nền kinh tế dựa trên tri thức. Việt Nam cũng đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế lớn với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, trung bình 7,8%/năm; có nhiều tiến triển trong triển khai các mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, người dân trên khắp thế giới đang chịu ảnh hưởng do những vấn đề như nóng lên toàn cầu, những ảnh của khí quyển…

Theo đó, khoa học công nghệ có thể có phương án giải quyết vấn đề này như giảm chi phí, đưa mô hình tuần hoàn vào sản xuất và tiêu dùng, công nghệ về nông nghiệp có thể giúp chúng ta sản xuất thực phẩm rẻ hơn và ít ảnh hưởng của môi trường…

Bà Ramla Khalidi cho hay, xây dựng được môi trường pháp lý có thể hỗ trợ và khuyến khích đổi mới sáng tạo đang là thách thức lớn dù ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào khác. Để đạt được chính sách nhất quán, có rất nhiều cơ quan đang tham gia xây dựng chính sách khoa học công nghệ, tuy nhiên đôi khi quy định còn chồng lấn. Những thách thức này có thể cản trở đổi mới sáng tạo để đưa ra sáng kiến mới cho thị trường.

Thắng Nguyễn (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu