Tuyên Quang: Chiêu Yên cần lắm một con đường
(THPL) - Vào những ngày mưa gió, con đường duy nhất để đến được với xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là đò ngang qua sông Lô, còn con đường liên xã Lực Hành, Phúc Ninh đoạn qua Chiêu Yên có chiều dài 7 km nhưng không có phương tiện nào có thể đi được. Điều này bao năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làm ra nông sản, bán chẳng ai mua
Gia đình anh Lê Hoàng Minh (47 tuổi, thôn Tân Phương 5) từng khốn khổ với việc giá lợn xuống thấp kỷ lục, hàng chục tấn lợn không bán được dù giá rẻ. Anh Minh chia sẻ với giọng xót xa: "Rẻ cũng phải bán vì lợn đã quá to nhưng giá ở ngoài thị trường hơn 20 nghìn đồng/kg, ở đây chỉ bán được 10 nghìn. Thế nhưng gọi thương lái rồi cũng chẳng thấy ai vào vì đường không thể đi lại nổi, gia đình tôi cứ phải cố nuôi, có con gần 3 tạ. Sau vụ lợn đó, gia đình lỗ gần 200 triệu, vậy là bao năm làm ăn, tích cóp coi như đổ sông đổ biển".
Anh Đinh Văn Quyến (35 tuổi) nói: "Kinh tế của người dân ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Đường giao thông khó khăn, mỗi khi đến mùa thu hoạch nông lâm sản hoặc bán các sản phẩm chăn nuôi, người dân thường xuyên bị thương lái ép giá. Do đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo".
Còn anh Phạm Hải Nam (30 tuổi) cho biết thêm: "Hệ thống giao thông xuống cấp không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân mà còn ảnh hưởng đến việc đi học của các em nhỏ. Để đến trường, nếu trời nắng các cháu nhỏ còn có thể đi xe đạp, còn trời mưa thì hầu hết các cháu phải nghỉ học vì đường ngập nước, lầy lội không đi nổi, hoặc có cháu nào đến được trường thì mặt mũi, quần áo cũng bị lấm lem bùn đất…".
Bao giờ mới có đường?!
Qua tìm hiểu được biết, tuyến đường này do Hạt quản lý giao thông huyện Yên Sơn quản lý; do kinh phí duy tu bảo dưỡng hạn hẹp nên con đường ngày càng xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân địa phương. Trước thực trạng này, UBND xã Chiêu Yên đã phải tổ chức tu sửa 2 lần bằng cách thuê xe đổ đất cấp phối và san gạt, vét rãnh. Thế nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tức thời, được vài tháng con đường lại trở lại lầy lội, ổ voi, ổ gà như cũ.
Có đi trên con đường mới thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân địa phương, nhất là vào những ngày trời mưa gió, không trồi sỏi đá thì cũng thành mương thành rãnh, có đoạn nước ngập quá đầu gối. Chỉ có công việc thực sự không thể dừng được người dân mới phải di chuyển trên đường. Để đi lên huyện, tỉnh thì con đường duy nhất vẫn là qua đò ngang nhưng cũng tiềm ẩn những hiểm nguy mùa mưa lũ, dòng sông chảy xiết khiến nhiều người không đủ can đảm, không dám xuống đò qua sông.
Toàn xã có 17 thôn (5 thôn ĐBKK), 1.100 hộ với trên 4.200 nhân khẩu, người dân vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không cao. Cho dù diện tích mía gần 400 ha, cây ăn quả 50 ha chủ yếu là cam, nhãn, vải, bưởi và cây chè có diện tích 40 ha, đến nay những cây này vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định. Chăn nuôi cũng gặp vô vàn khó khăn khi mà nguyên nhân chính vẫn là không có đường giao thông thuận tiện.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, về việc kiên cố hoá đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, cho dù chính quyền đã vận động được nhân dân cùng làm 3 km đường bê tông nội đồng, 1,7 cấu kiện bê tông đúc sẵn của kênh mương nội đồng, song do đường không đi được nên việc vận chuyển xi măng, ống cống, cấu kiện bê tông đành gác lại không thể thực hiện theo kế hoạch.
Mặc dù trong nhiều năm qua, người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, một số đơn vị cũng đã cử đoàn về khảo sát, kiểm tra nhưng đến nay, vẫn không biết khi nào con đường mới được đầu tư, nâng cấp?! Bà con địa phương rất mong các cấp chính quyền, cơ quan chức năng huyện, tỉnh quan tâm xem xét, sớm đầu tư nâng cấp, xây dựng tuyến đường này để việc đi lại của người dân được thuận lợi, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm hoàn thành các chương trình mục tiêu ở địa phương.
Ông Mông Thanh Vấn, Chủ tịch UBND xã Chiêu Yên cho biết, xã Chiêu Yên là xã vùng cao của huyện Yên Sơn, đa phần là bà con người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, đường xuống cấp đã ảnh hưởng đến việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân trên địa bàn. Người dân thường xuyên phải chịu cảnh mua đắt, bán rẻ nhiều mặt hàng nông sản; đặc biệt đến vụ thu hoạch mía, khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn, trong khi mía là cây trồng chủ lực của xã. Nông sản người dân làm ra không bán được, nhất là tình trạng không bán được lợn gà đã xảy ra trên thực tế, gây ra thiệt hại lớn. Mỗi khi trời mưa, rất nhiều học sinh trên địa bàn xã không thể đến trường do đường lầy lội, bị ngập nước, trơn trượt… Không những vậy, hệ thống giao thông xuống cấp còn ảnh hưởng rất nhiều đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Doãn Kiên - Hoàng Nam
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt