Từ người bỏ học cấp 3 trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới
(THPL) - Bỏ học giữa chừng ở trường phổ thông và từng là một công nhân làm việc trong nhà máy, bà Chu Quần Phi hiện là chủ nhân của khối tài sản ròng trị giá hơn 8 tỷ USD, giữ vị trí là nữ tỷ phú tự gây dựng cơ đồ giàu nhất hành tinh trong xếp hạng của tạp chí Forbes.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Từng phải bỏ học cấp 3 và đi làm công nhân, nữ doanh nhân Trung Quốc Chu Quần Phi giờ đây đang có khối tài sản ròng trị giá hơn 8 tỷ USD. Theo Forbes thì bà Chu vừa là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất hành tinh, cũng vừa là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất (47 tuổi), trong khi hầu hết các nữ tỷ phú khác đều có gia tài thông qua việc nhận thừa kế.
Bà Chu Quần Phi - nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. (Ảnh: Forbes)
Bà Chu lớn lên ở một ngôi làng nghèo khó ở tỉnh Hồ Nam, thuộc miền Trung của Trung Quốc. Mẹ bà mất khi bà mới 5 tuổi, còn người cha bị mất một phần thị lực và bị mất một ngón tay trong một tai nạn lao động. Từ khi còn nhỏ, bà Chu đã phải bắt đầu nuôi heo và vịt để có thêm nguồn thức ăn và thu nhập cho gia đình.
Năm 16 tuổi, bà Chu đã buộc phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền cho gia đình. Bà sớm được nhận vào làm tại một nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ với tiền công 1 USD/ngày. Bà Chu chia sẻ với New York Times rằng điều kiện tại nhà máy này rất khắc nghiệt: "Tôi làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm, và đôi khi đến 2 giờ sáng".
Ở tuổi 22, bà Chu quyết định khởi nghiệp. Chỉ với 3.000 USD trong túi, bà Chu và một vài người thân đã thành lập một xưởng làm mặt kính đồng hồ. Bà sống và làm việc trong một căn hộ nhỏ với anh chị em và người yêu của họ, cộng thêm hai người anh em họ.
Tại đây, bà Chu đã học cách tự mình làm mọi thứ. Bà tự tay sửa chữa và học cách thiết kế máy móc sản xuất. Bà tự học các kỹ thuật in phức tạp để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Nhà máy của Lens Technology tại Hồ Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)
Mặc dù công ty của bà phát triển đều đặn, nhưng phải đến khi bà chuyển hướng sang sản xuất màn hình thủy tinh cho điện thoại di động, công việc kinh doanh mới thực sự cất cánh. Motorola là hãng đầu tiên tiếp cận công ty của bà Chu vào năm 2003 để nhờ bà sản xuất màn hình thủy tinh cho điện thoại Razr V3 của họ. Khi đó, màn hình điện thoại hầu hết là bằng nhựa và Motorola muốn chuyển sang dùng màn hình thủy tinh để chống trầy và cải thiện chất lượng hiển thị.
Tiếp theo đó, các công ty điện thoại di động khác như HTC, Nokia, Samsung, Apple cũng tìm đến công ty của bà Chu. Những quan hệ đối tác này đã góp phần tạo nên đế chế Lens Technology với doanh thu 2,27 tỷ USD trong năm 2016, 75.000 nhân công làm việc tại 32 nhà máy, sản xuất hơn 1 tỷ màn hình mỗi năm.
Là người theo đuổi sự hoàn hảo, bà Chu nói rằng bà là một người cầu toàn và thừa nhận rằng việc giám sát hoạt động kinh doanh là điều không hề dễ dàng. Bà từng tiết lộ rằng bà làm việc 18 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tại trụ sở của Lens Technology, trong văn phòng CEO của bà Chu có một căn hộ nhỏ, cho phép bà ở lại công ty cả ngày lẫn đêm để theo dõi tình hình sản xuất.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ New York Times, bà Chu đã nhớ lại những ngày tháng gian khó. Ở nơi bà sinh ra và lớn lên, những bé gái như bà thường không học hết cấp 2. Thay vào đó, lựa chọn duy nhất của họ là kết hôn và sống cả đời ở làng. Nhưng bà Chu đã từ chối đi theo lối mòn đó.
Xuất thân khiêm tốn càng khiến thành công mà bà Chu Quần Phi đạt được ngày nay thêm phần ấn tượng. "Tôi chọn kinh doanh và tôi không hối tiếc", bà Chu nói.
Mai An (t/h)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt