08:24 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

TP HCM lấy ý kiến về lộ trình phủ xanh toàn bộ xe buýt điện, năng lượng sạch vào năm 2030

Đỗ Khuyến (T/h) | 17:30 07/09/2024

(THPL) - Trước thực trạng nguồn phát thải khí nhà kính từ các phương tiện giao thông ngày càng lớn và có xu hướng gia tăng ở TP HCM và nhiều đô thị trên cả nước, TP HCM lấy ý kiến đề nghị xây dựng Nghị quyết về kế hoạch chuyển đổi toàn bộ xe buýt công cộng sang sự dụng điện và năng lượng sạch vào năm 2030.

Hiện tại, ô nhiễm không khí đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 60.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM đang phải hứng chịu ô nhiễm bụi PM2.5 cao, với thiệt hại kinh tế ước tính 10,8 - 13,2 tỷ USD, tương đương 5% GDP cả nước. Trong đó, nguồn phát khí thải, gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Tại TP HCM, hệ thống xe buýt với khoảng 2.209 phương tiện. Trong đó, có 546 xe điện, xe CNG, còn lại là 1.663 xe sử dụng nhiên liệu diesel. Tổng lượng phát thải hiện tại là CO2 khoảng 553.299 tấn/năm. Dự kiến số lượng xe trên các tuyến tiếp tục mở mới giai đoạn năm 2025-2030 là 1.108 xe, nâng tổng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2030 của thành phố là 3.317 xe.

Trước thực trạng trên, mới đây, Sở GTVT TP HCM đã có văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, các Sở ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức về lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND TP ban hành kế hoạch chuyển đổi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn.

Xe buýt sử dng đin và năng lượng sch sẽ góp phn rt ln vào gim thiô nhim không khíô nhim môi trường. nh minh ho

Theo Sở GTVT TP HCM ưu điểm của xe buýt điện là giảm khí thải ô nhiễm môi trường. Xe điện không phải thải NOx và PM10 trong quá trình hoạt động và phát thải CO2 từ xe buýt điện phụ thuộc vào hệ số phát thải của nguồn điện cung cấp.

Hiện nay, Sở này đang xây dựng Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn TP HCM. Trong đó, giai đoạn một 2024-2029: Đối với các tuyến xe buýt có trợ giá hiện hữu là tuyến xe buýt điện sẽ tiếp tục sử dụng điện. Đối với các tuyến xe buýt đang sử dụng nhiên liệu CNG sẽ tiếp tiếp tục sử dụng nhiên liệu CNG, điện.

Các tuyến sử dụng nhiên liệu diesel tiếp tục sử dụng nhiên liệu diesel và thực hiện chuyển đổi sang sử dụng điện từ năm 2028.

Đối với các tuyến buýt không trợ giá hiện hữu được chuyển đổi như sau: Từ năm 2025 xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, nhiên liệu CNG; Từ năm 2029 chuyển đổi tất cả buýt sử dụng nhiên liệu diesel sang xe buýt điện. Đối với các tuyến xe buýt mở mới sẽ sử dụng điện, nhiên liệu CNG.

Giai đoạn hai từ năm 2030: 100% phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ chuyển đổi sang xe buýt điện, năng lượng xanh.

Từ đó, Sở GTVT TP HCM đề xuất, có chính sách hỗ trợ lãi suất vay đầu tư chuyển đổi phương tiện. Mục tiêu đặt ra là cung cấp cơ sở pháp lý về lãi suất vay và hỗ trợ ngân sách cho quá trình chuyển đổi phương tiện từ nhiên liệu hóa thạch sang điện, năng lượng xanh.

Theo kế hoạch đề án, TP HCM đặt mục tiêu đầu tư hơn 3.521 tỷ đồng với mục tiêu chuyển đổi toàn bộ xe buýt công cộng sang sử dụng điện và năng lượng sạch vào năm 2030.

Đỗ Khuyến (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu