16:15 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tổng cục Thống kê: Kinh tế ngầm ở Việt Nam đến 30% GDP là không có cơ sở

| 18:06 19/01/2018

(THPL) - Theo Tổng cục Thống kê, một số chuyên gia nói về quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khoảng 30% là không có cơ sở. Việc thống kê cần xem xét lại.

Trao đổi với VnEconomy, theo một nghiên cứu của Đại học Fulbright, quy mô nền kinh tế ngầm ở Việt Nam tương đương 25-30% GDP.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phủ nhận con số 30% trên và cho rằng không thể cao đến mức này.

"Nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam không thể cao đến 30%. Ở nước ngoài đánh bài là hợp pháp, trong khi đó chúng ta là phi pháp. Ở chúng ta khu vực kinh tế nông nghiệp chủ yếu là hộ gia đình, nên đã có thống kê rõ ràng. Không thể áp khu vực này vào tự sản tự tiêu. Do đó, cần xem lại phương pháp tính", ông Lâm khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Lâm cho biết phương pháp thống kê và quan niệm về các khu vực kinh tế này ở mỗi quốc gia là khác nhau.

img-2810-1516335974385
Ông Nguyễn Bích Lâm khẳng định hoạt động kinh tế phi chính thức chưa đến 30% - Ảnh: Tuổi trẻ

Theo Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm 5 thành tố: Hoạt động kinh tế ngầm; Hoạt động kinh tế phi pháp; Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; Hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu; Hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.

Theo báo Tri thức trực tuyến, hoạt động kinh tế phi pháp bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm như sản xuất và buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm,…. Hoạt động kinh tế ngầm còn bao gồm các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu diếm một cách chủ ý nhằm tránh thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với người lao động và với xã hội và tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính như thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.

Tổng cục Thống kê đang xây dựng đề án và trình Chính phủ các biện pháp để có thể thống kê được các khu vực kinh tế này. Chỉ khi Chính phủ thông qua đề án và có nghiên cứu cụ thể, đơn vị này mới có thể đưa ra con số chính xác. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, khu vực kinh tế ngầm và phi pháp thì rất khó thống kê. 

Cũng theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, trong đó có 518.000 doanh nghiệp.

Theo ngành kinh tế, các doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút nhiều lao động nhất với 9,1 triệu người. Có 5 ngành kinh tế cấp 1 thu hút nhiều lao động nhất là công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; vận tải kho bãi; bán luôn bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Xét về quy mô doanh nghiệp, cả nước có 10.000 doanh nghiệp lớn (1,9%). Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khoảng 98,1%. Xu hướng doanh nghiệp lớn đang có xu hướng giảm dần, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng lên.

Về huy động vốn, tổng nguồn được huy động vào sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp là 30,2 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút nguồn vốn nhiều nhất với 16,8 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp FDI thu hút 5,07 triệu tỷ đồng.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu