Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng, mở rộng quyền nhập khẩu vàng
(THPL) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát; sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng.
Chiều ngày 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang đã trình bày Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Ông Trần Lưu Quang khẳng định quan điểm của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương là quản lý thị trường vàng theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý phù hợp của Nhà nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm; tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh; bảo đảm sự minh bạch trên thị trường.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã nêu ra; đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, hữu ích của các đại biểu dự họp.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam trong những năm qua đã có những điều chỉnh, hoàn thiện tích cực. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, các cơ chế, chính sách quản lý, điều tiết thị trường vàng đã chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường và đòi hỏi của thực tiễn, cần được khẩn trương đổi mới, hoàn thiện, như Báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã nêu như:
Thị trường vàng được quản lý kém linh hoạt, không phù hợp với diễn biến cung cầu chung trên thị trường thế giới, gây hệ lụy cho nền kinh tế, nhất là tình trạng buôn lậu vàng, chảy máu ngoại tệ ra nước ngoài; Tồn tại tình trạng độc quyền trên thị trường, không kích thích cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh vàng lành mạnh;
Cơ chế, chính sách quản lý chưa tạo được động lực để huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong dân cho phát triển kinh tế - xã hội, người dân đầu tư nhiều vào vàng; Phương thức quản lý chủ yếu vẫn theo cách truyền thống, chậm được đổi mới, thiếu những hình thức kinh doanh hiện đại, bắt kịp xu hướng của thế giới.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị quán triệt một số yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới:
Về quan điểm, chuyển mạnh từ tư duy hành chính sang tư duy thị trường có kỷ cương, từ “siết để kiểm soát” sang “mở để quản trị”; nhất định phải quán triệt, xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đồng thời phải đưa thị trường vàng vận động phù hợp với các nguyên tắc của thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Tránh can thiệp cứng nhắc, bó hẹp sự vận động và phát huy ưu điểm của thị trường, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm sự minh bạch trên thị trường. Đồng thời, cần xác định việc lưu trữ vàng của người dân như một hình thức tiết kiệm và đầu tư, là nhu cầu chính đáng, cần tôn trọng và tiếp cận xây dựng cơ chế, chính sách quản lý một cách phù hợp trên cơ sở quan điểm này.
Về mục tiêu, quản lý hiệu quả thị trường vàng, ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Về các nhiệm vụ, giải pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình và có kiểm soát chặt chẽ; tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế;
Xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, nhưng có thể cấp phép cho nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó giúp đa dạng hóa nguồn cung và ổn định giá cả;
Mở rộng quyền nhập khẩu có kiểm soát để tăng cung vàng, góp phần giảm chệnh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, đồng thời hạn chế tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới; Khuyến khích phát triển thị trường vàng trang sức trong nước để từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế tác, xuất khẩu vàng trang sức chất lượng cao, chuyển hóa vàng tích trữ thành sản phẩm có giá trị gia tăng;
Phát triển các kênh đầu tư thay thế hấp dẫn để huy động vàng từ trong dân cư vào nền kinh tế; Nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành, nhất là trong phòng, chống buôn lậu vàng; Phát huy vai trò của Hiệp hội kinh doanh vàng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp vàng với cơ quan quản lý, kịp thời phản ánh khó khăn, kiến nghị và phối hợp thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường khi cần;
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, coi đây là giải pháp căn bản, lâu dài để chuyển hóa nguồn lực từ vàng vào phát triển kinh tế; Sớm xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường vàng nhằm tăng tính công khai, minh bạch, để thu thuế, quản lý, đánh giá tác động đối với thị trường vàng ngoại hối, tỷ giá, các kênh đầu tư khác nhau.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh cần tập trung nghiên cứu một số giải pháp để sớm áp dụng cho phù hợp và có lộ trình:
Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất việc triển khai thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia; hoặc cho phép đưa vàng vào giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa; hoặc lập Sàn giao dịch vàng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam;
Nghiên cứu, áp dụng thuế đối với giao dịch mua bán vàng để nâng cao tính minh bạch thị trường, khả năng theo dõi thị trường của cơ quan quản lý và hạn chế mua bán vàng vì mục đích đầu cơ; Nghiên cứu xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với vàng trang sức mỹ nghệ để khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm giao cho Đảng ủy Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các cơ quan liên quan báo cáo và có đề xuất cụ thể.
Minh Anh
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 19/6: Bắc Bộ mưa vài nơi, Trung Bộ nắng nóng
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng ‘nhà Vinamilk’
Nam A Bank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng giao dịch không tiền mặt
Warm-up Debating Championship 2025: Mùa 8 hứa hẹn nhiều bất ngờ và “bùng nổ”
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng nâng cao thương hiệu Việt
Bộ Giáo dục đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Bộ Y tế xử lý nhiều mỹ phẩm vi phạm, tiêu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị bệnh lý thần kinh
(THPL) - Bộ Y tế đã xử phạt nhiều đơn vị vi phạm hành chính, tiêu hủy nhiều sản phẩm, trong đó yêu cầu hủy hơn 800 ống thuốc điều trị...19/06/2025 06:34:05Bộ trưởng Y tế: Thuốc đưa vào bệnh viện đều phải thông qua đấu thầu và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(THPL) - Ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình trước Quốc hội về tình trạng thuốc và thực phẩm chức năng giả, khẳng...18/06/2025 15:47:00Ford Everest dẫn đầu doanh số phân khúc xe SUV cỡ D trong tháng 5
(THPL) - Ford Everest tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu doanh số phân khúc xe gầm cao cỡ D tại Việt Nam với 788 xe bán ra trong tháng 5/2025.19/06/2025 06:34:47Dự án “sống còn” Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
(THPL) - Dự án Aqua City của Novaland vừa chính thức hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm kiên trì và nỗ lực của Novaland; đồng thời khẳng...18/06/2025 14:16:42
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...