Tỉnh Quảng Ninh tổ chức nghiên cứu, học tập nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(THPL) - Sáng ngày 7/8, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
» Cảm xúc dâng trào theo dòng người đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng
» Xúc động hình ảnh người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
» Những dòng chia buồn xúc động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai hội nghị nghiên cứu học tập, quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dự hội nghị có các đồng chí: Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Hội nghị được kết nối đến 218 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã và các sở, ban, ngành với trên 20.000 cán bộ, đảng viên tham dự.
Trước khi diễn ra hội nghị, các cán bộ, đảng viên toàn tỉnh đã dành một phút tưởng niệm đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, xuất bản.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, nhấn mạnh: Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với 928 trang sản phẩm trí tuệ, tâm huyết của Tổng Bí thư, một công trình khoa học tập hợp những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng về bản chất và đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm nhận sâu sắc đòi hỏi của thực tiễn và đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu toàn diện vấn đề này.
Cuốn sách hệ thống những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như đường lối, quan điểm khoa học, sáng tạo của Đảng về văn hóa; đồng thời làm sâu sắc, phong phú, sống động hơn nữa những căn cốt về văn hóa. Đây là những luận đề rất quan trọng mà Tổng Bí thư đã nghiên cứu sâu sắc và luận giải thuyết phục trong các bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn… suốt hàng chục năm nay; là kết tinh trí tuệ, tâm huyết và kỳ vọng của một người hết lòng vì Đảng, vì dân và được toàn Đảng, toàn dân tin yêu, kính ngưỡng. Những luận đề nói trên đã định hướng nhận thức, dẫn dắt hành động đối với toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc; có sức cảm hóa sâu, lan tỏa rộng đến mọi cộng đồng và tầng lớp nhân dân.
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng những tác phẩm, công trình, bài viết, bài phát biểu mà đồng chí để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cho cộng đồng khoa học Việt Nam và kho tàng tri thức của nhân loại sẽ mãi là tài sản vô cùng giá trị, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước và trường tồn cùng dân tộc.
Tại hội nghị, ThS. Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã quán triệt nội dung Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" gồm 928 trang, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập; tạo nguồn lực nội sinh, huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Phần thứ nhất: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc...
Phần thứ hai: Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững, tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa.
Phần thứ ba: Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống, tuyển chọn với 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.
Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng, nhằm tưởng nhớ, tri ân, trân trọng những tình cảm của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh; tiếp thu những giá trị sâu sắc về đường hướng căn bản, lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; trong đó trọng tâm là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, công nhân lao động tỉnh Quảng Ninh những tình cảm sâu nặng, sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo rất quan trọng và quý báu; tạo động lực cho cán bộ, đảng viên, quân và dân các dân tộc toàn tỉnh quyết tâm đổi mới sáng tạo, phát huy truyền thống văn hóa và cách mạng, khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa Quảng Ninh vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định: "Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh" là một trong ba khâu đột phá để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ. Năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững. Năm 2024, tỉnh đã xác định chủ đề công tác là "Nâng cao chất lượng tăng trường kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.
Thực hiện mục tiêu này, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, cụ thể hóa bằng nhiều giải pháp và nỗ lực trong việc gìn giữ giá trị truyền thống, làm giàu thêm bản sắc văn hóa phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới. Nổi bật là việc triển khai sâu rộng việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu lịch sử địa phương, truyền thống cách mạng, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, quê hương. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, đồng bộ, hiện đại; góp phần rút ngắn khoảng cách thụ hưởng đời sống vật chất, tinh thần của người dân giữa các vùng miền. Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, một số di tích quốc gia đặc biệt được chú trọng. Xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư được chú trọng chăm lo. Công nghiệp văn hóa đã bước đầu hình thành, xây dựng được một số sản phẩm văn hóa đặc trưng của tỉnh.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là dịp để toàn Đảng bộ và cán bộ đảng viên trong toàn tỉnh nhận thức sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa về các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hoá Việt Nam để từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh.
Đồng chí yêu cầu ngay sau Hội nghị, các cấp uỷ, tổ chức đảng tổ chức triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đọc, nghiên cứu, quán triệt, học tập nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; góp phần làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
Cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, địa phương cần vận dụng đúng đắn, phù hợp các bài học kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nêu trong Cuốn sách để biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế; phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, sức mạnh con người Quảng Ninh đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Trong đó, phải tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17 ngày 30/10/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể - nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế vì sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm là phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân. Phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Tập trung xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ giá trị con người Quảng Ninh với các đặc trưng cơ bản: “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh”.
Thường xuyên kết hợp đồng bộ xây dựng môi trường văn hóa gia đình với văn hóa học đường, văn hóa cộng đồng dân cư, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi Trung ương phát động.
Lê Quân
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Đơn vị tổ chức sự kiện uy tín