Tín dụng đen - đâu là giải pháp ngăn chặn?
(THPL) - Trước, trong và sau Tết Nguyên Đán là thời điểm nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng đột biến. Điều này dễ dẫn tới những rủi ro và hệ lụy nếu người đi vay có quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng hoạt động không minh bạch, hoặc bị rơi vào “bẫy” tín dụng đen (TDĐ).
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Hoạt động tín dụng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người vay cũng như gây ra những hệ lụy đối với trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức phòng ngừa đang được xem là giải pháp quan trọng nhất hiện nay đối với vấn đề này.
Thực tế là vài năm gần đây, hoạt động cho vay ngoài các tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép diễn ra khá sôi động. Thông qua nhiều hình thức từ phát, dán tờ rơi nơi công cộng cho đến sử dụng mạng xã hội, đối tượng có tiền cho vay tìm mọi cách tiếp cận người cần vốn. Để “giải ngân” dễ dàng, các đối tượng này đưa ra những điều kiện vay tiền hết sức “dễ dãi”.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn do TDĐ gây ra, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều cá nhân và gia đình.
Nạn nhân của các vụ việc liên quan đến TDĐ cũng rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn và tính chất công việc khác nhau. Mặt khác, do lòng tham, hám lời, nhiều người bị rơi vào bẫy của TDĐ. Từ vai trò trung gian huy động, cho vay vốn với lãi suất cao đã trở thành nạn nhân và cũng là đối tượng tham gia thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hệ lụy phát sinh từ TDĐ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, như: Bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, phổ biến nhất là hình thức cầm cố, thế chấp tài sản.
Theo đó, thời gian qua, TDĐ liên quan tới 6.367 vụ vi phạm pháp luật, trong đó có 43 vụ giết người, 405 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản….
Việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không phải hành vi bị cấm. Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và có tính chất “bóc lột”. Qua các vụ án đã xảy ra, với cơ quan chức năng, để tìm hiểu được mức lãi suất cho vay trong hoạt động “tín dụng đen” tại thời điểm tiến hành giao dịch rất khó khăn. Các đối tượng cho vay chẳng dại gì ghi chỉ số lãi suất vào giấy tờ vay nợ mà chỉ thỏa thuận miệng với người vay.
Những chủ nợ này cũng thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền, nên người vay không bao giờ cầm đủ số tiền thực vay trong “hợp đồng”. Hành vi người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột” còn khó chứng minh hơn nhiều… Đó chính là nguyên nhân khiến cho những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác. Lúc này, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ áp dụng cho các hành vi như “bắt giữ người trái pháp luật”, “cưỡng đoạt tài sản”, “cố ý gây thương tích”…
Tuy nguồn vốn ngân hàng đã và đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giúp xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, nhưng TDĐ vẫn có đất sống, vẫn len lỏi không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, mà tồn tại ngay cả ở các thành phố, khu đô thị! Mặc dù ai cũng hiểu TDĐ là tín dụng phi chính thức, là hình thức tín dụng tư nhân, nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhưng vì sao nhiều người vẫn bị rơi vào vòng xoáy của “bẫy” vay nóng, trả tiền lãi hàng ngày, hàng tháng hoặc ở các vùng nông thôn là trả bằng hiện vật (lúa, ngô, tiêu, cà phê…)? Diễn biến của những vụ việc liên quan đến TDĐ cũng đã chứng minh rõ điều đó.
Tình trạng TDĐ kéo dài đã nhiều năm và vẫn len lỏi, “sống” được ở mọi nơi, mọi lúc. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, TDĐ vẫn còn tồn tại là do những bất cập trong các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng, do vẫn còn những kẽ hở trong các quy định của pháp luật, do chế tài chưa nghiêm tại một số địa phương.
Vì vậy, ngăn chặn và đẩy lùi TDĐ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với ngành tín dụng, ngân hàng và các cấp chính quyền, nhằm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, ổn định cuộc sống của người dân, nhất là các hộ nghèo và người dân ở vùng sâu vùng xa.
Điều đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng nhân dân cần mở rộng các khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều sản phẩm cho vay ngắn hạn. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông và xử lý nghiêm các vụ việc do TDĐ gây ra; thực hiện tín dụng chính sách gắn với các chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt