01:07 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Hữu Nghị

15:17 20/07/2023

(THPL) - Công ty Cổ phần Hữu nghị Xuân Cương là doanh nghiệp đầu tư khai thác dịch vụ bến bãi tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) như: kho ngoại quan – kho kiểm hàng hóa, dịch vụ phụ trợ logistics, dịch vụ thông quan… để thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản qua biên giới nhanh chóng. Liên quan đến những khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực bến bãi, logistic, hạ tầng, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa… PV đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hồng Cương – Tổng giám đốc Công ty CP Hữu nghị Xuân Cương về tháo gỡ cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản, logistic…

PV: Thưa ông, cứ vào vụ thu hoạch hoa quả nông sản hàng năm lại xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Hữu Nghị. Vậy, theo quan điểm của ông, nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng ùn tắc là gì?

Công ty cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương là Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng bến bãi tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ năm 2010 đến nay. Trải qua 13 năm hoạt động, phát triển và gắn bó với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Công ty đã chứng kiến và thấu hiểu được những tồn tại, hạn chế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Hàng năm cứ vào vụ thu hoạch hoa quả nông sản lại xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Hữu Nghị. Theo nhìn nhận của Công ty Xuân Cương thì có nhiều nguyên nhân ( khách quan và chủ quan ) một trong những nguyên nhân chính là hạ tầng bến bãi chưa tương xứng so với nhu cầu XNK hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị và chưa tương xứng so với với diện tích tại bến bãi đối diện tại Trung Quốc.

Bến xe cửa khẩu Hữu Nghị.

PV: Là doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ bến bãi, vận tải cửa khẩu Hữu Nghị theo quan điểm của ông, đâu là giải pháp lâu dài để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu Hữu Nghị?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu Hữu Nghị theo quan điểm của Công ty Xuân Cương là: Cần đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng của dự án hiện trạng đã được phê duyệt, tổ chức thi công gấp rút để đưa mặt bằng vào sử dụng, tiếp tục thực hiện các thủ tục để mở rộng bến bãi tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là giải pháp quan trọng nhất. chuyển đổi số, ứng dụng số, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động tại cửa khẩu. Phối hợp các lực lượng chúc năng, doanh nghiệp kho bãi, vận tải, XNK nhuần nhuyễn, hợp lý nhất, nhằm tiết kiệm thời gian, tăng năng lực thông quan XNK hàng hóa.

Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu xem xét các giải pháp để đẩy nhanh việc kiểm tra, kiểm soát tại B1, B2, B5 làm xe “ra nhanh, vào nhanh” nhằm tăng lưu lượng thông quan một cách tối đa. điều tiết hợp lý xe không lên lấy hàng, xe chở hàng xuất để tránh xung đột.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cá nhân làm dịch vụ cần chia sẻ kế hoạch XNK hàng hóa để các lực lượng chức năng, doanh nghiệp bến bãi bố trí được các nguồn lực tốt nhất, nhằm giải phóng, sang tải hàng hóa, phương tiện một cách nhanh nhất.

Tối ưu hóa hệ thống cửa khẩu số, đồng bộ hệ thống của các lực lượng chức năng liên thông để giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp XNK. Bản thân doanh nghiệp bến bãi cũng phải đầu tư ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ số, khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường chất lượng dịch vụ…

PV: Được biết, hiện nay bến bãi chứa hàng hóa nông sản của Công ty Xuân Cương chỉ rộng khoảng 18 ha, chưa đáp ứng được nhu cầu chứa xe công – ten – nơ hàng hóa nông sản, vẫn để xảy ra ùn tắc. Vậy kế hoạch, lộ trình mở rộng bến bãi, hạ tầng của đơn vị như thế nào? ( nguồn vốn, thời gian triển khai, hoàn thành, cơ chế chính sách…)

Dự án đã được phê duyệt của Công ty với tổng diện tích là 25,596Ha, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đất quản lý sử dụng là 187.479,1m2 (khoảng 18,75 ha); trong đó diện tích đất thuê là 167.380,80 m2 (khoảng 16,74 ha), diện tích chân ta luy không sử dụng là 20.098,3 m2 (khoảng 2 ha). Đối với diện tích còn lại, UBND huyện Cao Lộc đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện tiến hành thống kê, kiểm đếm lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với 43/43 hộ gia đình, cá nhân; đã thực hiện chi trả cho 21/43 hộ gia đình, cá nhân. Diện tích đất đã GPMB là 37.341,6m2 (khoảng 3,73 ha), Công ty đang xin phép xây dựng cho phần diện tích này, và tiếp tục tuyên truyền GPMB diện tích còn lại.

Công ty sớm nhận thấy những bất cập về hạ tầng nên đã đề xuất mở rộng dự án thêm hơn 120,8Ha để nâng tổng diện tích toàn dự án lên 146,4Ha: Công ty đã có tờ trình số 166/TTr-XC ngày 23/11/ 2020 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc xin mở rộng thêm 120 ha ( nâng tổng diện tích dự án lên 146 ha, tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 4500 tỷ đồng, dự án ứng dụng chuyển đổi số, khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để giảm sức người, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động, sang tải hàng hóa 1,8÷2,0 triệu lượt xe/năm, sức chứa 4.000÷5.000 xe tải các loại cùng lúc, công suất hàng hóa thông quan khoảng 20 triệu tấn/năm) nhằm đáp ứng nhu cầu thông thương hàng hóa tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị.

PV: Hiện nay, để giải quyết cơ bản ùn tắc hàng hóa cửa khẩu thì cơ sở hạ tầng và thủ tục cơ chế chính sách là hai yếu tố quyết định. Vậy việc mở rộng hạ tầng bến bãi, kho hàng của Cty đang gặp những vướng mắc khó khăn, vướng mắc gì thưa ông?

Hiện nay đối với việc mở rộng hạ tầng bến bãi, hạ tầng, Công ty còn vướng mắc như sau: Về xuất mở rộng bến bãi Công ty đã đề xuất dự án mở rộng từ cuối năm 2020 nhưng đến nay chưa thực hiện được do vướng mắc về việc điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Về việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế: UBND tỉnh đã có Tờ trình số 50/TTr-UBND ngày 27/4/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương, BQLKKT sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể và tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Việc giải phóng mặt bằng cho phần diện tích còn lại của dự án đã được phê duyệt đang rất khó khăn do các hộ dân chưa đồng tình với mức giá đền bù theo quy định của Nhà nước, và chưa có khu tái định cư cũng là nguyên nhân chưa đủ điều kiện để tiến hành các bước tiếp theo của công tác GPMB theo quy định.

PV: Được biết, một số giải pháp đưa ra, Công ty Xuân Cương dự kiến đầu tư hàng trăm xe tải chỉ đưa hàng hóa nông sản từ bến Xuân Cương sang biên giới Trung Quốc và ngược lại, ( xe và lái xe chuyên trách) để giúp các doanh nghiệp XNK hàng hóa, nông sản nhanh hơn, tránh ùn tắc, giảm thiểu chi phí, hư hỏng lãng phí, VSMT … Vậy giải pháp này được lãnh đạo địa phương, các sở, ngành ủng hộ như thế nào? Bao giờ triển khai? Liệu rằng các thủ tục thông quan đối với xe tải như vậy có khó khăn gì không? Phía nước bạn Trung Quốc liệu rằng có ủng hộ không?

Đây mới là ý tưởng của Công ty. Để thực hiện cần nghiên cứu kỹ, có tính hợp lý, hiệu quả kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm. Cần có sự phối hợp tốt giữa DN bến bãi hai bên. Cần sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu của hai nước, sự đồng thuận của các doanh nghiệp XNK.

PV: Nếu chính quyền địa phương kêu gọi xã hội hóa mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cấp mở rộng đường xá thành 6 làn, mở thêm cửa khẩu phụ, gắn với kho hàng, bến bãi… thưa ông, ông nghĩ gì về chủ trương giải pháp này?

Về vấn đề xã hội hóa mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cấp mở rộng đường thành 6 làn, Công ty rất ủng hộ và tán thành chủ trương này. Việc nâng cấp mở rộng bến bãi, nâng cấp hạ tầng để đáp ứng nhu cầu XNK là rất cần thiết, tuy nhiên cần đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư và xã hội, phải đồng bộ từ chính quyền địa phương đến doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu