Tạo dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP từ các làng nghề
(THPL) - Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng. OCOP dần trở thành thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin dùng.

Những năm gần đây, các sản phẩm làng nghề, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, là các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá xếp hạng đạt 4 sao, 5 sao góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm các làng nghề.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019, khi Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ khoá XII, từ năm 2021 đến nay, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.263 sản phẩm OCOP; trong đó có 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 840 sản phẩm 4 sao và 1.412 sản phẩm 3 sao.
Kết quả trên không chỉ đưa Hà Nội trở thành địa phương có số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP nhiều nhất cả nước, mà còn hoàn thành sớm trước 1 năm mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ khoá XVII giai đoạn 2021-2025 (phấn đấu công nhận được ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP).
Tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm sơn mài Hạ Thái được xếp hạng 3 sao, 4 sao, tiềm năng lên 5 sao. Điển hình là 2 sản phẩm là hộp sơn mài khảm trai và hộp sơn mài gắn sừng của Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng OCOP 4 sao.
Tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) cũng có khoảng 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng; trong đó có sản phẩm được xếp hạng 5 sao - thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP hiện nay.
Nhờ tham gia vào Chương trình OCOP, những sản phẩm độc đáo và đặc sắc nhất của làng nghề đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Trong số rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu biểu ở làng nghề Bát Tràng, Công ty cổ phần Gốm sứ Quang Vinh là minh chứng thành công trong phát triển nghề truyền thống. Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Gốm sứ Quang Vinh cho biết công ty đã có 4 sản phẩm: "Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ", "Bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen", "Bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng" và "Bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen" tham gia OCOP và được đánh giá 5 sao.
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, cho biết trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, Hà Nội chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, trong giai đoạn tới, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa.
Để kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, hàng năm, thành phố Hà Nội đều thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc triển khai Chương trình OCOP và thực tế hoạt động sản xuất tại các cơ sở.
Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, thậm chí là thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với các chủ thể không duy trì các tiêu chí theo quy định.
Trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời hạn hiệu lực.
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp sản phẩm để dự thi nâng hạng, từ đó gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Phát triển điểm du lịch thành sản phẩm OCOP
Du lịch cộng đồng, điểm du lịch là một trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình OCOP được đề cập tới tại Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây được xem là nhóm sản phẩm Hà Nội có tiềm năng, lợi thế lớn.
Hà Nội được mệnh danh là “đất trăm nghề”, với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề. Tuy nhiên, đến nay, TP Hà Nội mới phát triển được hai sản phẩm OCOP thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch ở khu vực nông thôn là: Khu du lịch sinh thái Phù Đổng Green Park (huyện Gia Lâm) và Điểm du lịch, dịch vụ làng quê Hồng Vân (huyện Thường Tín). Con số thực sự còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.
Trong những năm qua, UBND TP Hà Nội đã định hướng phát triển nhiều điểm đến khác như làng lụa Vạn Phúc hay làng gốm Bát Tràng, trở thành sản phẩm OCOP thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch. Tuy nhiên, việc biến những điểm đến trên trở thành sản phẩm OCOP vẫn chưa thể hiện thực hoá.
Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, để phát triển được các điểm đến du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn thì hạ tầng cần được xem là thiết yếu. Cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, các điều kiện dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng được đảm bảo tốt sẽ mở ra cơ hội cho các điểm đến...
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, điểm du lịch đã được TP xác định là một trong những mục tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy khoá XVII giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể hoá chủ trương trên, TP đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, chỉ đạo các sở ngành tích cực vào cuộc.
Được biết, Sở Du lịch đã xây dựng thí điểm 6 mô hình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề tại các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây. Các sở ngành cũng đang hoàn thiện, phê duyệt Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch đối với 2 làng nghề dệt lụa Vạn Phúc và làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường đang tiếp tục phối hợp với các địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đa dạng ngành nghề nông thôn, xây dựng những loại hình dịch vụ mới gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương tình xây dựng nông thôn mới, với trọng tâm là tạo dựng cảnh quan, môi trồng xanh - sạch - đẹp, để nông thôn trở thành những miền quê đáng sống.
Đức Anh
Tin khác
Tạm dừng thông quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 15 đến 17/4
Đề xuất giao Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân dưới 2.000MW
Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa: Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
Hanoi Melody Residences - dự án vừa nhận sổ đỏ toàn khu xây đến đâu?
Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Gần 400 xe điện VinFast tạo biểu tượng "Vì Việt Nam Xanh", mở màn ấn tượng tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam
(THPL) - Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam do Vingroup tổ chức đã “nhuộm xanh” Ocean City, với những sự kiện ấn tượng, đặc biệt là màn...14/04/2025 11:29:1426 địa phương tăng trưởng GRDP ở mức hai chữ số trong quý đầu năm
(THPL) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 26 địa phương đạt và vượt mục tiêu GRDP quý I theo kịch bản. Trong đó, có 9 địa phương có tăng...14/04/2025 11:24:10Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
(THPL) - Sun World Ba Na Hills ngợp ngời không khí cờ hoa của ngày kỷ niệm giải phóng và Lễ hội Hoa Mặt trời, Da Nang Downtown tưng bừng với Đại...14/04/2025 13:11:21Thanh Hóa: Tai nạn giao thông liên hoàn trong đêm, nhiều người bị thương
(TH&PL) - Một vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 1A làm đổ cổng chào khiến 21 người bị thương, xây xước, trong đó 3 người...14/04/2025 11:31:40