26 địa phương tăng trưởng GRDP ở mức hai chữ số trong quý đầu năm
(THPL) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 26 địa phương đạt và vượt mục tiêu GRDP quý I theo kịch bản. Trong đó, có 9 địa phương có tăng trưởng từ 10% trở lên gồm Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hà Nam.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu đặt ra theo phương án cả năm là 8% (quý I là 7,7%) nhưng là mức tăng cao nhất của quý I so cùng kỳ kể từ năm 2020.
Trong đó, có 43 địa phương có mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao hơn mức tăng GDP của cả nước và 20 địa phương có mức tăng thấp hơn. Trong đó, có 9 tỉnh đạt mức tăng trưởng từ 10% trở lên, 18 tỉnh đạt mức tăng trưởng từ 8% đến dưới 10%, 16 tỉnh đạt mức tăng trưởng từ 7% đến dưới 8%, 20 tỉnh đạt mức tăng trưởng dưới 7%.

Theo thống kê, 9 địa phương có tăng trưởng từ 10% trở lên gồm Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hà Nam.
Trong đó, Bắc Giang - địa phương với nhiều khu công nghiệp lớn ở miền Bắc - có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, mức 13,82% - vượt 0,82 điểm phần trăm so với kịch bản. Đây cũng là địa phương duy trì được mức tăng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) hai chữ số trong suốt 5 năm qua.
Đứng thứ hai là Hòa Bình. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 20, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cho biết, lần đầu tiên tăng trưởng GRDP trong quý I của tỉnh ước đạt 12,76% so với cùng kỳ năm trước.
Theo công bố của Cục Thống kê, GRDP của tỉnh Nam Định quý I ước tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 1/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại TP Đà Nẵng ước tính tăng trưởng GRDP trên địa bàn trong quý I tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024, đứng đầu vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khối các thành phố trực thuộc Trung ương, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tại Lai Châu, tăng trưởng GRDP của địa phương ước đạt 2.930.965 triệu đồng, tăng 11,32% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Theo Cục Thống kê, GRDP quý I của Hải Phòng ước tăng 11,07% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,5%), cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2022-2024, đứng thứ 6 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tại Quảng Ninh, trong quý I, GRDP của địa phương tăng 10,91%, cao hơn 0,41 điểm phần trăm so với kịch bản tăng trưởng đã xây dựng, đứng thứ 7 cả nước.
Tại Hải Dương, GRDP quý I của tỉnh tăng 10,87% so với cùng kỳ năm trước, chưa đạt mục tiêu 11% đề ra, xếp thứ 8 cả nước. Tại Hà Nam, GRDP của địa phương trong quý I ước tính tăng 10,54% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng cao nhất của quý I kể từ năm 2021 trở lại đây, xếp thứ 9 cả nước.
Năm nay, Chính phủ đặt kế hoạch và quyết giữ mục tiêu GDP tăng từ 8%, dù tình hình vĩ mô thế giới và trong nước gặp thách thức trước chính sách thuế quan của Mỹ. Việc này nhằm tạo đà cho những năm tiếp theo tăng trưởng kinh tế hai chữ số (trên 10%).
Để đạt mục tiêu này, Chính phủ giao các địa phương phải tăng trưởng 8% trở lên. Trong đó, khoảng hai phần ba có tốc độ tăng trưởng hai chữ số, như Bắc Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 26 địa phương đạt và vượt mục tiêu GRDP quý I theo kịch bản. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu về thực hiện "khoán tăng trưởng" với GRDP quý I ước đạt 9,05% so với cùng kỳ, vượt 2,75 điểm phần trăm kịch bản. Động lực tăng trưởng của địa phương này đến từ dịch vụ, tăng 9,78%.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương chưa đạt mục tiêu GRDP theo kịch bản, nhất là TP HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, đánh giá các khu vực không đạt chỉ tiêu.
Các địa phương cùng với Bộ Tài chính điều chỉnh lại kịch bản tăng trưởng GRDP và khu vực cho các quý còn lại, để đạt mục tiêu Chính phủ giao năm nay. Nhà điều hành cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát các nguồn lực, động lực mới cho tăng trưởng và giải pháp thời gian tới.
Minh Anh
Tin khác
Các doanh nghiệp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Triệt phá xưởng sản xuất bột canh, mì chính, dầu ăn giả tại Phú Thọ
Thủ đoạn mới của các doanh nghiệp sản xuất sữa giả, thuốc giả
Thời tiết ngày 27/4: Miền Bắc mưa to diện rộng, cảnh báo lốc, sét
Hàng vạn người dân tham dự lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn 2025
Tọa đàm kết nối, khám phá du lịch xứ Thanh
Kiểm soát thị trường vàng: Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch vàng, hạn chế đầu cơ, làm giá
(THPL) - Nhận định về thị trường vàng, TS Lê Ngọc Dũng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ...26/04/2025 16:52:00Động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo tại Triệu Sơn, Thanh Hóa
(TH&PL) - Vào sáng 26/4, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo thuộc...26/04/2025 15:31:53Đại hội đồng cổ đông MB: Kỷ lục được lập, hơn 2.500 cổ đông tham dự nhận 500.000 đồng
(THPL) - Một điểm đáng chú ý tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, MB đã dành tặng mỗi cổ đông tham dự trực tiếp một phần...26/04/2025 15:21:21Tuyển sinh lớp 1, 6 ở Hà Nội không thay đổi vì sáp nhập
(THPL) - Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án phân tuyến học sinh vào lớp 1 và lớp 6 như đã công bố, bất chấp việc nhiều xã, phường sáp nhập và...26/04/2025 15:13:41