Thương hiệu chè lam Thạch Xá: Thức quà quê dân dã, mang đậm hương vị Việt
(THPL) - Từ những sản vật gần gũi thân quen của nhà nông như: thóc nếp, lạc, vừng, mật mía, gừng, mạch nha,... dưới bàn tay khéo léo, cần cù của người dân làng Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã cho ra đời những chiếc bánh chè lam dẻo, thơm, tạo ấn tượng sâu sắc với du khách gần xa mỗi khi ghé thăm mảnh đất này.
Tin liên quan
- Nhiều doanh nghiệp tăng tốc, đẩy mạnh sản xuất dịp cuối năm
Khám phá nghệ thuật tranh sơn mài: Hành trình vào thế giới của họa sĩ "dị"
CEO Vũ Đức Sỹ: Người cư sĩ mang triết lý nhân quả vào quản trị doanh nghiệp
Làng nghề Tống Xá: Vũ điệu của đồng và hành trình thắp lại ngọn lửa nghề truyền thống
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
» Làng nghề nón lá Phú Châu: Giữ gìn và phát triển thương hiệu nón lá gần trăm năm tuổi
» Làng nghề chè Phú Thịnh: Nỗ lực xây dựng thương hiệu “Chè Phú Thọ”
Cách thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Bắc, Thạch Xá nổi tiếng với món bánh chè lam được làm theo phương thức gia truyền của làng nghề truyền thống đã tồn tại hơn 100 năm qua.
Theo các vị cao niên trong xã chia sẻ: Thời xưa, xuất phát từ tấm lòng thành kính, người dân đã làm ra một thứ bánh thơm dẻo để dâng lễ. Cứ vậy, cho đến tận ngày nay, người dân trong làng vẫn gìn giữ, lưu truyền thứ bánh ấy.
Để làm được những mẻ chè lam thơm ngon, tất cả là nhờ vào sự khéo léo và kinh nghiệm chọn nguyên liệu của các nghệ nhân làng nghề Thạch Xá. Một mẻ chè Lam Thạch Xá, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nếp dùng để làm bánh phải là thứ nếp cái hoa vàng, nếp hương hay nếp nhung hạt già và mẩy, được phơi khô giòn trong nắng váng mật của mùa hạ.
Rồi đem phần nếp ấy vào chảo gang rang vừa lửa, đảo thật khéo, thật đều tay để hạt nở thành những hạt bỏng màu trắng như hoa nhài, trăm ngàn hạt đều tăm tắp như nhau, sau đó lấy hoa bỏng ấy đi xay rồi lọc lấy bột mịn. Mía dùng kéo mật thường là mía de, loại mía nhỏ cây nhưng vị ngọt vừa thanh vừa đậm và rất thơm.
Gừng thì phải chọn củ già, cạo vỏ luộc chín rồi cắt thật mỏng thì khi nấu mới dẻo và thơm ngon nếu để gừng sống thì mùi gừng sẽ át mất mùi vị của chè lam. Đây cũng là bí quyết của những gia đình có nghề làm chè lam lâu năm.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, tiếp đến là công đoạn nấu mật chè. Công đoạn này cũng tỉ mỉ và có yêu cầu cao không kém. Để có được nồi mật đủ độ không non mà cũng không già lửa quá thì đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm. Cho mật mía, mạch nha, nước gừng, nước quế vào đun bên bếp lửa vừa và khuấy thật đều tay.
Nếu cho quá ít bột thì bánh sẽ dẻo và dính, cho nhiều bột thì bánh rất nhanh cứng. Do đó, công đoạn quan trọng nhất là cho bột và quấy thật nhanh cho đến khi thấy hỗn hợp có màu vàng óng gần như keo, có mùi thơm tổng hợp của quế, của gừng, của mật thì ngư lại rồi cho bột bỏng và lạc vào.
Hỗn hợp này sẽ được đổ lên những chiếc khay đã được trải một lớp bột gạo nếp rang. Khi chè đã nguội hẳn, dùng dao thật sắc cắt ra thành từng thanh nhỏ rồi xoa vào lớp bột gạo để những miếng bánh không bị dính lại với nhau rồi đóng gói. Bánh chè lam đạt yêu cầu phải thơm mùi mật mía, và nếp cái hoa vàng, nồng ấm vị gừng, vị quế, vừa ngọt thanh vừa thoáng chút cay và bùi bùi của lạc xen lẫn.
Cũng theo gia đình ông Nguyễn Trí Thủy, một trong những người làm chè lam lâu năm của làng Thạch Xá chia sẻ : “Chè lam có từ lâu đời rồi. Trải qua những thăng trầm thì một hai chục năm trở lại đây đã hồi sinh và phát triển. Bà con giờ cũng gắn bó với nghề, có thu nhập ổn định”.
Người dân Thạch Xá không chỉ giữ gìn cách làm chè lam truyền thống mà còn sáng tạo, kết hợp thêm nhiều hương vị khác như vị gấc, sầu riêng, lá dứa... nhằm phục vụ du khách ở các vùng, miền trên cả nước. Có lẽ vì thế mà năm 2004, làng nghề chè lam Thạch Xá đã được công nhận là Làng nghề truyền thống. Từ đó đến nay, chè lam Thạch Xá đã trở thành một trong những đặc sản được nhiều khách hàng chọn mua làm quà tặng người thân sau khi tham quan chùa Tây Phương và Thủ đô Hà Nội.
Có dịp về thăm làng nghề chè lam Thạch Xá, không khó để bắt gặp hình ảnh từ đầu làng đến cuối làng là không khí rộn rã, tất bật hòa quyện trong mùi thơm của nếp cái rang, của vừng, lạc cùng mùi vị ngọt đậm của nồi mạch nha đang sôi. Đâu đó, một vị khách du lịch ngồi trên những chiếc ghế tre thô mộc và thưởng thức những phong chè lam cùng tách trà xanh thơm dịu. Cảnh làng quê và thứ quà quê dân dã ấy khiến chúng tôi không khỏi thích thú.
Huyền Chi
Tin khác
-
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
-
Cư dân: “Cuộc sống ý nghĩa hơn khi chuyển về Vincom Shophouse Royal Park”
-
Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 12/12
-
Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
-
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
-
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
(THPL) - Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân...11/12/2024 14:36:25Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
(THPL)- Ngày 9/12, trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con...11/12/2024 14:27:45TP.HCM: Hơn 17.300 doanh nghiệp nợ 3.055 tỷ đồng bảo hiểm xã hội
(THPL) - Tại TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên với 3.055 tỷ đồng, với 93.000 người lao động.11/12/2024 14:29:54Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ chuyên ngành theo nguyên tắc "người đi theo việc"
(THPL) - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc,...11/12/2024 11:50:12
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024