Thủ tướng chủ trì cuộc họp về khắc phục hậu quả mưa lũ
(THPL) - Chiều 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một số bộ, ngành và các địa phương: Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt vừa qua để giải quyết một số kiến nghị cấp bách của địa phương.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, thiên tai trên cả nước đã làm 245 người chết và mất tích, trên 4.600 nhà bị sập, đổ, trôi, trên 102.000 nhà bị hư hỏng trên 50%. Tổng hợp từ các địa phương thiệt hại vật chất trên 36.500 tỷ đồng (tương đương trên 1,6 tỷ USD).
Riêng đợt mưa lũ đêm ngày 2, rạng sáng 3/8 và đợt mưa lũ từ 9-12/10 tại 4 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa đã có 91 người chết và mất tích, trên 356 nhà sập, đổ hoàn toàn. Tổng hợp từ các địa phương thiệt hại vật chất trên 8.500 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, vấn đề trước mắt là hỗ trợ di dời khẩn cấp khỏi vùng nguy hiểm mà theo báo cáo là có 2.436 hộ (Sơn La 557 hộ, Yên Bái 700 hộ, Hòa Bình 679 hộ, Thanh Hóa 500 hộ). Tuyệt đối không để người dân trở lại nơi ở không an toàn. Cùng với đó, hỗ trợ gạo, giống để ổn định sản xuất; đầu tư khẩn cấp các vị trí đê điều bị sự cố và xung yếu có thể gây vỡ đê tại một số địa phương, nhất là tại Thanh Hóa. Lắp đặt thử nghiệm hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh bài học về sự chủ động khi mà nơi tâm bão thì không chết người nhưng hậu bão, mưa lũ lại gây thiệt hại lớn. Theo Phó Thủ tướng, nhiệm vụ thời gian tới là hỗ trợ lương thực cho người dân, hỗ trợ tái định cư, sửa chữa hạ tầng, đê điều.
Các địa phương nêu một số kiến nghị, tập trung vào hỗ trợ phí di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hỗ trợ gạo, giống, khắc phục cơ sở hạ tầng.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng cho rằng trước các cơn bão, lũ lụt xảy ra vừa qua, cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng quân đội, công an đã vào cuộc tích cực, trách nhiệm, kịp thời nên đã hạn chế tối đa thiệt hại. Một số địa phương có cách làm sáng tạo, quyết liệt, khoa học. “Tôi sẽ ký quyết định khen thưởng tỉnh Ninh Bình, các đồng chí thức cả đêm trên đê. Nếu chúng ta non một chút là phá đê theo phương án 1, phương án 2 thì nước tiếp tục vào, ảnh hưởng đến 55.000 dân. Chúng ta dũng cảm, kiên trì, theo dõi sát tình hình, đã có xử lý kịp thời”, Thủ tướng nói.
Đánh giá cao việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai của các tỉnh, nhất là việc lo cho cuộc sống nhân dân, lo cứu dân, Thủ tướng cho biết, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành luôn theo dõi sát chỉ đạo của các địa phương.
Tuy nhiên, cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ công tác dự báo đến chỉ đạo phòng chống, khắc phục; đồng thời lưu ý một số địa phương, cơ quan chưa làm tốt công tác quan trọng này.
Thủ tướng yêu cầu, nhiệm vụ thời gian tới là tập trung lo chỗ ở cho người dân, bảo đảm ổn định cuộc sống, bảo đảm lương thực, nước sạch; lo trường học cho các em học sinh, đề phòng xảy ra dịch bệnh. Cần tiếp tục huy động mọi lực lượng hỗ trợ dân, hỗ trợ địa phương, đặc biệt là quan tâm chăm sóc gia đình bị nạn, không để người dân cô đơn, mặc cảm khi mà người bị thương không ai chăm sóc, gia đình có người bị chết mà không ai đến thăm hỏi, hỗ trợ.
Thủ tướng đề nghị các tỉnh gặp khó khăn, thiếu lương thực cho người dân phải báo cáo kịp thời với Chính phủ để khẩn trương hỗ trợ, chứ “không phải vì bệnh thành tích mà để dân thiếu đói”. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải sử dụng đúng mục đích, “còn anh nào mà lấy gạo cứu trợ bão lụt đi làm giao thông nông thôn thì phải kỷ luật”.
Cùng với đó, cần rà soát, hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, không để cảnh màn trời chiếu đất.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành chức năng chỉ đạo tốt hơn nữa, sát sao hơn nữa việc sản xuất vụ Đông; chủ động lo Tết cho người dân ngay từ bây giờ; giảm lãi suất, giãn, hoãn nợ cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bộ NN&PTNT sớm lo đủ giống, hỗ trợ các địa phương khôi phục sản xuất.
Huy động các lực lượng, với sự hỗ trợ của Nhà nước, bảo đảm thông suốt giao thông, nhất là các tuyến quốc lộ, hệ thống cung ứng điện, “làm sao đừng để sang năm mưa sơ sơ đã trôi mất rồi”.
Cho rằng quan trắc là một khâu yếu, Thủ tướng đề nghị hỗ trợ một số địa phương xây dựng hệ thống quan trắc mưa.
Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ KH&ĐT trình phương án chủ động sửa chữa hồ chứa, tu bổ đê, nhất là đoạn xung yếu. Chú trọng quy hoạch dân cư, trong đó lưu ý bố trí đất sản xuất và bảo đảm an toàn cho người dân.
Ghi nhận kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT tổng hợp, làm việc với Bộ Tài chính xem xét cụ thể thiệt hại của các tỉnh, đề xuất Thủ tướng quyết định mức hỗ trợ.
Thủ tướng đề nghị tổ chức một hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai vào cuối năm nay để tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, bài học từ các đợt thiên tai vừa qua và đưa ra các biện pháp, định hướng thời gian tới.
Tân Hiệp
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt