Thu nhập trên 400 triệu đồng mỗi năm từ mô hình VAC
(THPL) - Khi đến thăm mô hình làm giầu từ vườn, ao, chuồng (VAC) của chàng trai Cháng Thìn Lù, sinh năm 1983, thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ (Hà Giang) mọi người đều cảm phục nghị lực của chàng trai trẻ không cam chịu đói nghèo.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Được tận mắt chứng kiến những thành quả trong mô hình của anh Lù, mọi người đều tỏ ra khâm phục trước quyết tâm và nghị lực phát triển kinh tế của anh Lù tại một huyện miền núi biên giới còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.
Từ năm 2006, qua tìm hiểu khu đất của trang trại hiện nay, anh Lù nhận thấy, khí hậu ở địa phương tuy có nhiều khắc nghiệt so với nơi khác, nhưng vẫn có thể phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Từ những đánh giá và khảo sát ban đầu, anh Lù đã bàn với gia đình về kế hoạch và chủ trương phát triển kinh tế trang trại của mình. Được gia đình đồng tình ủng hộ, vào cuối năm 2010, anh bắt tay vào cải tạo đất đồi có diện tích trên 1,5 ha để trồng 140 cây hồng không hạt và trên 300 gốc chanh.
Sau hơn một năm, nhận thấy hồng không hạt và cây chanh phát triển tốt, phù hợp với đất đai và khí hậu nơi đấy, anh Lù tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích của cả 2 loại cây trồng này. Sau 3 năm, đến cuối năm 2013, trang trại của anh Lù đã có trên 500 cây chanh và khoảng 600 cây hồng không hạt.
Không chỉ phát triển cây hồng và chanh, đến đầu năm 2014, anh Lù tiếp tục phát triển nuôi trên 250 đàn ong lấy mật; đào mới và cải tạo được trên 5.000 m2 ao thả cá cùng với phát triển chăn nuôi thêm lợn, gà, bò để lấy nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng trong trang trại. Anh Lù cho biết: Ở miền núi do có thế mạnh là nguồn đất rộng, tuy khí hậu khắc nghiệt nhưng nó lại tạo ra những nông sản và thực phẩm đặc sản như hồng không hạt, gà xương đen và bò vàng….Vì vậy, nếu biết tận dụng những lợi thế này để phát triển kinh tế thì sẽ mang lại nguồn thu nhập cao.
Bên cạnh đó, cần phải chịu khó học hỏi kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, các tài liệu về chăn nuôi, trồng trọt và nhất là các buối tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, cũng cần phải tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường để có những định hướng phát triển kinh tế cho phù hợp.
Khi được hỏi về nguồn thu nhập từ trang trại tổng hợp của mình, anh Lù cho biết, từ năm 2015 đến nay trung bình tổng thu nhập từ trang trại mỗi năm khoảng 750 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí (giống, thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá, phân bón cho cây trồng, công lao động…) còn lãi từ 400 đến 450 triệu đồng.
Khi được hỏi về dự định trong những năm tới, anh Lù cho biết, vì trang trại vẫn còn nguồn đất nên sẽ khoanh vùng để nuôi thêm lợn rừng và phát triển nuôi nhím, gà xương đen. Vì nguồn thực phẩm này khá kham hiếm và đang trở thành đặc sản có giá bán khá cao trên thị trường hiện nay.
Ông Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Mô hình phát triển kinh tế VAC của anh Cháng Thìn Lù là một điển hình về phát triển kinh tế trang trại của huyện Quản Bạ và của tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tổng hợp của anh Cháng Thìn Lù đã được nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh Hà Giang đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, anh Cháng Thìn Lù còn là giảng viên nông dân khi huyện Quản Bạ tổ chức các lớp học về nuôi ong lấy mật bạc hà cho bà con nông dân trên địa bàn của huyện.
Từ những thành tích đạt được, anh Cháng Thìn Lù đã được UBND, Hội Nông dân huyện Quản Bạ và Tỉnh Đoàn Hà Giang biểu dương khen ngợi và tặng nhiều giấy khen từ năm 2015 đến nay.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt